Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

16 bệnh thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

15/01/2019

16 bệnh thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ thường có sức đề khánh kém hơn so với người lớn, do đó, có một số bệnh các bé rất dễ mắc phải. Cùng điểm qua 16 bệnh thường gặp ở trẻ mà cha mẹ cần hết sức lưu ý, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1.Sốt virus

16 bệnh thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý-1
 
Sốt virus là một bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, và thường xảy ra vào thời tiết giao mùa, nhất là khi trời nóng ẩm. Do đó cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu bé bị sốt virus nhằm kịp thời chữa trị.

Trong điều kiện bình thường cũng có một số virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… trong điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại virus thường gây sốt gồm myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản…

Biểu hiện khi trẻ bị sốt virus đó là triệu chứng sốt cao, thân nhiệt cơ thể bé trên 38,5 oC hoặc có lúc tăng cao từ 40 – 41 oC. Ngoài ra bé cũng có thể bị một số các triệu chứng sau đây:

Khi bé sốt sẽ bị đau đầu, choáng váng và mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Đồng thời, sốt cũng gây ra viêm họng, ho, hắt hơi liên tục. Sau ăn bé có thể xảy ra nôn khan, cảm thấy miệng đắng, cổ họng khô và thèm uống nước, chán ăn.

Sau 2-3 ngày sau khi sốt, da bé có thể bị nổi những nốt ban nhỏ li ti. Đầu, cổ có thể xuất hiện hạch do bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp. Hoặc bé có thể bị tiêu chảy khi bị sốt virus.

Virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch.

2. Sốt ban đỏ

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-2
 
Sốt phát ban thường xuát hiện ở trẻ nhỏ, là tình trạng nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và thường sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng.

Biểu hiện của bệnh đó là xuất hiện các chòm da đỏ, mẩn đi kèm với viêm họng. Các nốt ban đầu tiên ở ngực và bụng rồi lan ra khắp người, lưỡi như hình quả dâu tây và sốt cao.

Biến chứng của bệnh sảy ra nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốt – thấp khớp và trong một số ít trường hợp, gây hại cho tim. Đó là lý do sốt ban đỏ là một trong những bệnh đáng sợ ở trẻ em. Hiện nay, bệnh dễ được kiểm soát bằng kháng sinh.

3. Bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV)

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-3
 
Đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn tới các bệnh viêm tiểu phế quản, viêm phổi ở trẻ em.

Bệnh này có các triệu chứng thường giống với cảm cúm như sốt, chảy nước mũi, ho. Các trường hợp nhiễm RSV thì có đến 40% trường hợp tiến triển thành khò khè, dẫn tới viêm phế quản hay viêm phổi, cực kì nguy hiểm.
 
RSV thường sẽ gây bệnh ở các trẻ nhỏ, ít gây bệnh ở trẻ lớn hoặc người lớn. Khi bị lạnh quá, hoặc bị lạnh trong thời gian lâu cơ thể bị hạ thân nhiệt dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê hoặc thậm chí là tử vong. Viêm đường hô hấp trên như mũi, xoang, họng, viêm tai; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn phế quản, viêm phổi là những bệnh lý rất thường gặp khi thời tiết lạnh.

4. Bệnh viêm thanh, khí phế quản ở trẻ em

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-4
 
Đây là một bệnh viêm nhiễm, ảnh hưởng đến cổ họng của trẻ và gây nên viêm đường hô hấp, bao gồm cả thanh quản và khí quản. Các triệu chứng của bệnh thường dễ thấy là các cơn ho dữ dội và thở gấp, đôi khi kèm theo sốt nhẹ, chúng thường kéo dài từ 3-7 ngày.Bệnh này xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi.

Các triệu chứng của bệnh thường là ho, sốt, thở rít, và nhiều bé còn khó thở. Bệnh này khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng nhưng có thể điều trị trong khoảng 1 tuần.

5. Viêm họng

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-5
 
Đây là bệnh mà hầu hết trẻ em trên thế giới đều từng mắc phải, bệnh thường là do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh.

Các triệu chứng bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt, nuốt thức ăn, sưng họng, số...Tuy nhiên các triệu chứng đau họng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Bệnh viêm họng có thuốc điều trị khỏi nhưng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để tìm tận gốc căn nguyên gây bệnh để điều trị hiệu quả.

6. Sâu răng - Viêm lợi

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-6
 
Bệnh răng miệng thường hay gặp nhất ở tuổi học đường, chủ yếu là bệnh sâu răng và viêm lợi. Sâu răng sữa xuất hiện ở trẻ chưa hoặc bắt đầu thay sang răng vĩnh viễn, là lứa tuổi bắt đầu đến trường (lớp 1). Tình trạng sâu răng sữa cũng có thể xuất hiện trước khi trẻ đến trường với biểu hiện nhiều răng bị “sún”.

Khi chưa thay răng, bé sẽ có 20 chiếc rưng sữa. Răng sữa có đặc điểm kết cấu không bền vững, mềm và dễ bị tác động của vi khuẩn trong miệng, nên dễ bị sâu. Nếu không được điều trị tốt, răng sữa bị sâu sẽ lây lan nhanh sang các răng lành khác. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi làm cho các răng vĩnh viễn mọc sau đó tiếp tục mắc phải căn bệnh này.

7. Suy dinh dưỡng

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-7
 
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là hiện tượng bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong thời gian dài. Gây suy giảm miễn dịch trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sống và hoạt động của bé. Đồng thời kìm hãm sự phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ nhỏ.

Triệu chứng dễ nhận biết là trẻ có biểu hiện biếng ăn,ăn ít, chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Những đứa trẻ này còn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp,tiêu chảy… Trẻ bị suy dinh dưỡng thường da xanh, hay buồn bực, quấy khóc, kém linh hoạt và ít vui chơi. Các bắp thịt của trẻ mềm nhão, thường chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng…

Nguyên nhân gây bệnh phần lớn liên quan kiến thức dinh dưỡng, thiếu sữa mẹ. Cho trẻ ăn chưa đủ nhu cầu và  chế độ ăn không cân đối, khi trẻ bệnh chưa chăm sóc tốt dinh dưỡng…

8. Rối loạn tiêu hóa

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-7
 
Bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn. Đây là một căn bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở rất nhiều người, nhất là trẻ nhỏ.

Bệnh có các triệu chứng như  trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn. Một số trẻ có biểu hiện phát ban, viêm hạch, đau mắt…

Các triệu chứng này thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần, trẻ trở lại bình thường. Tuy nhiên, sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh cần cách ly ngay. Một số bệnh do virus đã có vaccine như viêm não Nhật Bản, Rubella, sởi, quai bị… Do đó cha mẹ cần quan tâm đến việc tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ.

9. Đau dạ dày

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-8
 
Nhiều người nghĩ rằng đau dạ dày chỉ xảy ra ở người lớn, tuy nhiên trẻ em cũng rất dễ mắc bệnh này. Hiện tượng nôn, tiêu chảy đối với những đứa trẻ khỏe mạnh là bình thường, nhưng nếu đi kèm với đau bụng và sốt thì rất có thể là đau dạ dày. Đây là hiện tượng viêm dạ dày và hệ thống đường ruột.

Bệnh thường chỉ cần đi khám bác sĩ để biết các thông tin và điều trị tại nhà vài ngày là được. Nhưng cha mẹ cũng cần phải chú ý đến hiện tượng mất nước ở trẻ, như khô mồm, khô mắt, ít nước mắt, nước giải khai và cứ 1 – 2 giờ đi ngoài 1 lần. Trường hợp này cần tiếp nước kịp thời cho trẻ. Nếu trẻ sốt, nôn ra máu, mật xanh là rất đau cần phải đi đưa cấp cứu. Không nên cho trẻ dùng thuốc tiêu chảy có bán tại các quầy thuốc, nhất là đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.

10. Đau mắt đỏ

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-9
 
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân gây ra thường là nhiễm vi khuẩn, virus hoặc phản ứng dị ứng. Đây là căn bệnh phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải, nó dễ lây lan trong mùa dịch.

Theo các bác sĩ, hầu hết các trường hợp bệnh sẽ khỏi sau 4-7 ngày, nhưng vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về việc bé có cần phải điều trị khi bị đau mắt hay không.

11. Dị ứng

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-10
 
Bệnh dị ứng theo mùa còn gọi là bệnh sốt mùa hè và viêm mũi dị ứng có thể làm trẻ khó chịu. Đây không phải là một bệnh nhiễm trùng, các triệu chứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi ....

Trẻ trong giai đoạn này rất dễ mẫn cảm với các yếu tố lạ của môi trường. Ở điều kiện ẩm thấp, các loan dị nguyên như nấm mốc, bọ nhà, hoặc lông thú vật…dễ làm trẻ bị dị ứng, mẩn ngứa, thậm chí lên cơn hen suyễn.Do đó, tùy từng mùa, cần cho trẻ mặc trang phục thích hợp và vệ sinh nhà, phòng, và lớp học đầy đủ để trẻ có môi trường thật sự sạch sẽ.

12. Bệnh chân tay miệng

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-11
 
Bệnh tay chân miệng thường do virus coxsackie A16 gây ra, nó dễ lây thành dịch, xuất hiện chủ yếu từ mùa hè đến đầu mùa thu. Biểu hiện dễ nhận thấy của bệnh là trẻ bị sốt, ở bên trong miệng, lòng bàn tay, mông, và lòng bàn chân xuất hiện các mụn nước.

Cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách vệ sinh thật tốt, thường xuyên rửa tay chân và đồ chơi của trẻ. Bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 tuần hoặc 10 ngày đối với các trường hợp không nghiêm trọng.

13. Viêm tai

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-12
 
Viêm tai là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Và thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Đối với những trẻ 2 tuổi thường xuất hiện các loại bệnh về tai khi cơ thể trên 39°C, đặc biệt là chứng viêm nhiễm tai. Do đó vào mùa lạnh trẻ em đến khám bệnh về tai hầu hết là mắc bệnh cảm lạnh.

Sự cố thường gặp khi viêm nhiễm tai ở trẻ nhỏ là vòi nhĩ bị tắc nghẽn, dịch ứ đọng tăng áp lực lên màng nhĩ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau. Các vòi này cũng có thể bị tổn thương, hoặc bị vỡ khi trẻ nằm bú bình và có một lượng nhỏ sữa chảy trở lại vào tai, gây hiện tượng viêm nhiễm. Nên khi trẻ bú, thường thấy chúng khóc là do đau tai, ngoài ra bệnh này còn làm cho trẻ gặp khó khăn khi ngủ.

14. Ho gà

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-14
 
Ho gà là bệnh do nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp, thường gặp ở trẻ em. Với các triệu chứng ho, có đờm, nôn, thở rít, có thể xuất huyết ....Bệnh có thể gây ra các biến chứng viêm phổi hoặc thần kinh .

Nếu trẻ bị bệnh cần phải cách ly, đối với trường hợp nặng bắt buộc phải được điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay bệnh ho gà cũng đã có vắcxin phòng ngừa.

15. Nhiễm trùng tiểu

/images/2019/01/15/16-benh-thuong-gap-o-tre-cha-me-can-luu-y-15

 
Nhiễm trùng tiểu là do vi trùng gây ra khi chúng xâm nhập vào nước tiểu. Phần lớn là do những vi trùng bình thường không gây hại gì khi ở trong ruột, tuy nhiên chúng có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể.

Một số vi trùng nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, có thể chúng sẽ băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi trùng này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.

16. Bệnh về da

Bệnh chốc lở là một nhiễm trùng da do vi khuẩn, và thường hay gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Bệnh gây ra các cụm mụn nước nhỏ trên da và rỉ nước, tạo thành một lớp vỏ vàng. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn tụ cầu nhưng cũng có thể gây ra bởi liên cầu khuẩn.

Khi chạm vào chất lỏng có thể lây nhiễm sang các phần khác của cơ thể hoặc có thể lây sang người khác. Sau điều trị bằng kháng sinh, các vết loét thường lành mà không để lại sẹo.
Uyên

Dương Uyên



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại