Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

18 lời khuyên giúp trẻ hứng thú học tập của người Nhật

21/12/2018

18 lời khuyên giúp trẻ hứng thú học tập của người Nhật

Với nhiều trẻ, việc chơi sẽ thích hơn học, bé không thích học, và không để tâm đến việc này. Vậy làm thế nào để trẻ ham học hỏi hơn, yêu thích việc học? Các chuyên gia Nhật Bản đã đưa ra 15 lời khuyên giúp trẻ có hứng thú học tập hơn vô cùng hữu ích. Đây chính là những cách nuôi dạy con thông minh, có tính kỉ luật của người Nhật.

Lời khuyên giúp trẻ có hứng thú học tập trong cách dạy con của người Nhật

18 lời khuyên giúp trẻ hứng thú học tập của người Nhật Ảnh 1
 
Để trẻ thích học tập, hãy dựa theo sở thích của chúng bằng cách quan sát. Trong thời kì lặp đi lặp lại ta dạy trẻ, hãy quan sát xem bé có hứng thứ với những cái gì, đó là hình khối, âm nhạc, hội họa hay sách truyện… để từ đó sẽ chuyển qua giai đoạn tạo hứng thú cho trẻ.
 
Khi trẻ đang tập trung vào một vấn đề nào đó hoặc trẻ trang hứng thú làm gì đó thì hãy cứ để trẻ làm, không nên ngắt quãng giữa chừng. Cho dù lúc đó chuẩn bị ăn cơm hay làm việc gì, thì hãy cứ để trẻ tiếp tục làm cái trẻ muốn.
 
Nên khen trẻ thay vì chê trẻ nhằm tạo hứng thú cho bé. Bởi nếu cha mẹ chê việc gì trẻ làm thì tự nhiên bé sẽ không còn cảm thấy tự tin để làm điều đó nữa, và thậm chí không muốn làm nữa.  Tuy nhiên khi khen trẻ thay vì đánh giá việc làm của bé là đẹp hay xấu thì nên khen là tốt, con đã cố gắng và con giỏi, thể hiện sự hài lòng hay vui mừng của mình. Nghĩa là bạn hãy chú ý đến quá trình trẻ đã cố gắng hơn là vấn đề kết quả trẻ đã làm được đẹp hay xấu.
 
Nên tránh dùng những từ nghĩa ra lệnh cho trẻ, chẳng hạn như cấm con…, hãy ăn cơm đi, hãy thu dọn đồ chơi vào, hãy đi tắm đi… thay vào đó bạn nên dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn như : Sao con không…, nếu con làm… thì mẹ sẽ rất vui mừng... Việc ra lệnh cho trẻ sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu và không thích thú, nhưng việc dùng những lời nhẹ nhàng kích thích trẻ sẽ khiến trẻ thấy vui vẻ hơn.
 
Nếu trẻ không ăn, thay vì ép trẻ ăn đến phát khóc và khổ sở. Thì hãy nghĩa cách làm sao để cải thiện được hương vị món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
 
Cách tốt nhất để giúp con học tập hiệu quả chính là cha mẹ sẽ cùng học với con. Chẳng hạn như khi cho bé xem tivi thì nên ngồi xem cùng con và giải thích cho bé hiểu. Thay vì để con xem tivi một mình hoặc độc truyện, chơi một mình… bé sẽ nhanh chán và không còn hứng thú nữa.
 
Khi trẻ trong trạng thái đói chính là điều kiện kích thích khả năng hứng thú nhất của trẻ. Cha mẹ có thể tận dụng khoảng thời gian này, tạo niềm yêu thích đối với trẻ.
 
Cha mẹ hãy để trẻ trải qua được cảm giác không có điều mình muốn, không nên lúc nào cũng đáp ứng mọi đòi hỏi và yêu cầu của trẻ. Đồng thời, điều quan trọng là đừng bao giờ đánh mất quyền và uy nghiêm của một người mẹ, đó là con cái phải biết vâng lời và sợ lời mẹ nói ra. Nếu cha mẹ quá nuông chiều và cung phụng, đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi của trẻ thì uy quyền của người mẹ sẽ không còn. Con sẽ không còn sợ lời mẹ và thậm chí là không còn quan tâm đến lời nói của cha mẹ.
 
Khi trẻ trong giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh thường sẽ hay hỏi rất nhiều. Và khi trẻ hỏi, thay vì lờ đi thì bạn hãy trả lời trẻ. Nếu trẻ hỏi những câu hỏi khó mà bản thân ta không biết thì sẽ thành thực với trẻ, và nói rằng sẽ tìm hiểu sau để trả lời trẻ. Bạn sẽ không nhất thiết phải trả lời cặn kẽ, mà hãy để câu trả lời của mình kích thích trẻ muốn tìm hiểu kĩ và sâu hơn.
 
Không nhất thiết phải phân biệt rạch ròi giữa việc học và chơi. Bởi việc học và chơi nên kết hợp song song. Trẻ có thể vừa học vừa chơi, mà chơi lại học, khi có sự kết hợp như vậy trẻ sẽ thấy thích thú hơn và không bị nhàm chán, căng thẳng trong việc học. Đồng thời khi chơi, cũng chính là lúc học, trong quá trình vui chơi trẻ sẽ sáng tạo ra được vô vàn thứ, kích thích khả năng trí tuệ của trẻ.
 
Hãy lấy những hình ảnh hay tự mình làm ví dụ để minh họa đối với những khái niệm trìu tượng. Nhằm để trẻ có thể dễ dàng hiểu hơn và tiếp thu nhanh hơn.
 
Để giúp trẻ không bị mau chán, hãy chọn những món đồ chơi kích thích khả năng sáng tạo của trẻ. Chẳng hạn như cách trò xếp hình, lấy cây gỗ xếp nhà, vẽ tranh, tô màu…
 
Đối với các hứng thú của trẻ thì không nên đánh giá cái nào là tốt hơn. Hãy cứ ủng hộ hết mọi hứng thú của trẻ. Nó sẽ khiến trẻ tự tin, và giúp cha mẹ tìm ra được những năng khiếu đặc biệt ở trẻ. Đồng thời giúp trẻ phát huy tối đa khả năng đó.
 
Khi dạy trẻ nói thì hãy dạy tiếng chuẩn, không nên phân biệt ngôn ngữ trẻ con với ngôn ngữ người lớn. Bởi dạy ngôn ngữ người lớn luôn cho trẻ để không làm mất thời gian công đoạn trẻ chuyển từ ngôn ngữ trẻ con sang ngôn ngữ chuẩn. Chẳng hạn nên dạy là “con chó” tốt hơn là dạy từ “con cún”…
 
Đừng bao giờ so sánh con bạn với bất kì một đứa trẻ khác, sẽ khiến chúng mất tự tin và nhút nhát, không muốn cố gắng nữa. Mỗi đứa trẻ đều là thiên tài, đều có những khả năng tuyệt vời, hãy khích lệ con khi con làm chưa tốt, để con cố gắng chứ không nên so sánh con. Khi có hai anh em (chị em) thì cũng không nên so sánh hai anh em với nhau sẽ làm chúng trở nên không yêu thương nhau nhiều như trước.
 
Nếu bạn có 2 bé, trong học tập hãy ưu tiên dành thời gian dạy đứa lớn hơn thì sẽ hiệu quả hơn. Khi bạn đang dạy bài cho đứa lớn mà đứa nhỏ cũng vào học theo thì hãy khuyến khích đứa em và để em học cùng đứa lớn. Hãy chuẩn bị hai bộ dụng cụ giấy bút để em cũng có thể tham gia học hành hay chơi cùng. Đây là phương pháp rất hiệu quả để kích thích tinh thần ham học của đứa nhỏ. Hãy để hai bé cùng chơi với nhau.
 
Khi hai bé tranh giành đồ chơi với nhau thì hãy công bằng với cả hai. Nếu đứa nhỏ muốn có đồ chơi là đồ chơi của anh thì hãy nói bé cần xin phép anh/ chị để chơi. Không nên can thiệp bảo anh/chị hãy nhường cho em.
 
Đừng mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ vì nó sẽ khiến trẻ chóng chán và giảm hứng thú học hành.

Lời khuyên về những lo lắng mà cha mẹ hay thường gặp phải

18 lời khuyên giúp trẻ hứng thú học tập của người Nhật Ảnh 2

Tôi không đủ thời gian, tôi không đủ tiền bạc

Chắc hẳn nhiều cha mẹ khi đọc những lời khuyên kia sẽ nói rằng mình không có nhiều thời gian để dạy con quá nhiều thứ tỉ mỉ như thế. Mình cũng cần phải đi làm, mình rất bận,… Hay kinh tế khá eo hẹp, mình cũng không có nhiều tiền để mua các loại sách, truyện cho con. Cũng làm sao để có tiền cho con đi học nhạc, học vẽ, học tiếng Anh, tiền đâu để mua các đồ chơi giàu tính sáng tạo cho con?...

Không riêng gì ở Việt Nam, ngay ở Nhật, không phải bà mẹ nào cũng chỉ ở nhà chăm con, họ cũng đi làm, cũng vô cùng bận rộn với hàng tá thứ phải lo. Và cũng không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con đi học các môn năng khiếu như piano, violin, hay học tiếng Anh…

Nhưng bạn hãy thử nhìn xung quanh đi, đâu phải gia đình nào có điều kiện cho con đi học đàn, học tiếng anh, học vẽ từ sớm thì những đứa bé đó đều phát huy được hết khả năng của mình đâu. Có bao nhiêu trẻ phát huy tối đa tài năng trong số đó? Không những thế, nhiều trẻ còn bị chậm về trí tuệ và ngôn ngữ… Nhưng ngược lại, có nhiều đứa trẻ sinh ra trong điều kiện khó khăn hơn lại vô cùng tài năng, và không hề thua kém với những trẻ được sinh ra trong gia đình có điều kiện. Vấn đề này ở bất kì quốc gia nào cũng có chứ không chỉ riêng nước nào.

Điều quan trọng ở đây không phải là bạn phải có thật nhiều tiền, hay bạn phải bỏ việc ở nhà chăm con. Mà đó là cha mẹ yêu con mình thật sự, thật sự nỗ lực để tạo ra môi trường dạy dỗ con tốt nhất theo khả năng của mình. Chỉ cần bạn có phương pháp đúng đắn, và tình yêu thương dạt dào dành cho con, trân trọng từng khoảnh khắc và cố gắng dành nhiều thời gian cho con. Thì chắc chắn bé sẽ phát huy được hết khả năng của mình.

Cha mẹ yêu thương trẻ như thế nào?

Không gì có thể thay thế và quan trọng hơn với trẻ nhỏ bằng tình yêu thương của cha mẹ. Sự yêu thương đó sẽ được trẻ cảm nhận thông qua sự trò chuyện, âu yếm và những cái ôm ấm áp, sự khen ngợi khích lệ hàng ngày. Chỉ cần vòng tay yêu thương của người mẹ, giọng nói dịu êm và thời gian mẹ chơi cùng con dù chỉ là 5 – 10 phút thì cũng khiến trẻ cảm nhận được những điều ngọt ngào. Đồng thời đó cũng chính là sách giáo khoa tốt nhất cho trẻ lúc đầu đời.

Không một nhà giáo dục nào không khuyên rằng hãy cho trẻ đi ngủ và nằm bên trò chuyện cùng trẻ, thì thầm và nói rằng bạn yêu bé như thế nào. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, dù cho lúc đó bé đã chìm sâu vào trong giấc ngủ. Những năm tháng đầu đời, trẻ rất cần hơi ấm, tình yêu của mẹ cha.

Nhiều người sợ rằng nếu cứ nằm như vậy sẽ khiến trẻ bị quen hơi. Nhưng bạn sẽ không cần lo lắng về điều đó. Bởi những năm tháng đầu đời trẻ rất cần vòng tay của mẹ. Đến khoảng thời gian nhất định, bạn dạy bé cách tự lập và có thể cho bé ngủ riêng đều vô cùng thuận lợi.

Làm thế nào để dạy trẻ ngôn ngữ? Trò chuyện cùng trẻ như thế nào?

18 lời khuyên giúp trẻ hứng thú học tập của người Nhật Ảnh 3

Mẹ là người cho trẻ bú, ru trẻ ngủ, tắm cho trẻ, dẫn trẻ đi chơi… từ khi trẻ sinh ra. Những khoảng thời gian đó, bạn hãy nói chuyện với trẻ thật nhiều, nói cùng trẻ khi tắm, khi đi dạo, khi cho trẻ bú…

Chẳng hạn như nói chuyện với trẻ bằng cách chỉ vào các bộ phận như mắt, mũi, miệng của mình rồi nói tên. Hoặc giơ các đồ vật, bát, đĩa, thìa khi cho trẻ ăn rồi nói tên các đồ vật đó. Khi đi dạo hãy chỉ vào các loài cây, bông hoa… rồi nói cho trẻ nghe tên của chúng. Như thế bạn đã dạy tẻ sự phong phú về ngôn ngữ.

Từ 0 tháng tuổi trẻ đều đã tiếp thu được các thông tin đó mặc dù chưa lí giải được. Tuy nhiên khi cha mẹ dạy trẻ lúc này chính là nền tảng cơ bản để sau này trẻ có được lượng ngôn ngữ phong phú. Giúp trẻ nhanh biets nói, kích thích sự phát triển của trí não. Đồng thời đây cũng chính là cách để khơi gợi sự tò mò và ham học hỏi của trẻ.

Dạy trẻ học thơ, bài hát, nghe truyện cổ tích, chuyện về các nhân vật nổi tieensng chính là cách tốt nhất nhằm tạo sự phong phú về vốn từ cho trẻ. Và cũng giúp trẻ nhớ lâu hơn.

Có cách nào khác giúp phát triển trí tuệ, thính giác của trẻ nếu như không học piano, học nhạc?

Đó là bạn hãy cho trẻ nghe nhiều bài hát, những âm nhạc có âm điệu vui tươi. Tuy nhiên tiếng nói thực tế của cha mẹ vẫn là những điều tuyệt vời nhất đối với con. Đặc biệt là nó còn quan trọng hơn cả những tiếng nhạc từ trong loa. Nếu cha mẹ là những người thích hát thì sẽ không có gì tuyệt vời bằng việc hát cho con nghe. Đó có thể là những bài hát thiếu nhi, hoặc cũng có thể là những bài hát mà bạn yêu thích, hay hát để ru con ngủ.

Hoặc bạn cũng có thể thu giọng nói mình vào băng trước khi đi làm rồi nhờ ai trông trẻ mở lên cho trẻ nghe nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, các bước sóng âm thanh với sự đa dạng về tần số, âm điệu của giọng nói sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn so với âm nhạc. Và những bước sóng ấy sẽ kích thích trí não hoạt động nhiều hơn, khi trẻ lớn hơn một chút thì có thể dạy trẻ hát…

Do đó, không nhất thiết bạn phải cho trẻ đi học piano, học nhạc mà vẫn có thể kích thích khả năng trí tuệ và thính giác của trẻ. Chỉ cần bạn nỗ lực và dành tình yêu thương trọn vẹn cho trẻ.

Huy động sự giúp đỡ của người thân cùng nuôi dạy trẻ

Để chăm sóc và nuôi dạy trẻ, không phải chỉ cần mẹ thôi là đủ. Bạn cần huy động thêm sự giúp đỡ của người cha, ông bà và cả người giúp việc, người trông trẻ. Những người thân, người xung quanh bên cạnh trẻ.

Tuy nhiên việc đầu tiên bạn cần làm là đả thông tư tưởng về phương pháp nuôi dạy con cái từ 0 tuổi cho những người thân để giúp họ hiểu tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng trẻ từ 0 tuổi quan trọng như thế nào.

Nhưng khi nhờ những người thân giúp đỡ trong việc nuôi dạy trẻ, thì nhất thiết phải là người mình tin tưởng, tránh làm ảnh hưởng xấu đến con mình. Bởi giai đoạn càng nhỏ thì trẻ sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi người gần gũi với mình nhất. Bởi thế nên cha mẹ nếu không để ý sẽ khiến con dễ bị nhiễm những tật xấu của những người xung quanh. Nếu bạn đã quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con sớm thì phải luôn giữ vững lập trường.

Hãy luôn quan tâm đến tâm trạng và cảm xúc của trẻ

Không nên ép buộc con phải theo sở thích của cá nhân bố mẹ, mà hãy để con cái học với sự yêu thích của chúng. Không phải đứa trẻ nào cũng thích âm nhạc, cũng không phải đứa trẻ nào cũng thích vẽ… do đó bạn hãy dõi theo từng khoảnh khắc của con. Để biết con có sở thích và hứng thú với điều gì nhất. Từ đó khích lệ con làm, dõi theo ủng hộ con.

Hãy luôn ghi nhớ một điều rằng khi còn nhỏ, trẻ được dạy dỗ nhiều về cái gì và được tiếp xúc nhiều về cái gì. Thì lớn lên trẻ sẽ có khuynh hướng, có năng khiếu hay yêu thích về cái đó. Bạn nên dừng mỗi bài học khi thấy trẻ có dấu hiệu chán, bởi nếu bạn bắt ép, trẻ sẽ chán ghét môn học đó, và không còn cảm thấy hứng thú học nữa. Hãy chỉ nên dạy trẻ khi cả cha mẹ và trẻ đều có tâm trạng tốt nhất, vui vẻ. Khi đó trẻ mới có thể dễ dàng tiếp thu được bài học một cách tốt và nhanh nhất.

Cho dù thế nào, phương pháp vẫn chỉ là phương pháp, sự thành công còn tùy thuộc vào sự nỗ lực và nghiêm túc của các bậc cha mẹ. Phụ thuộc vào tố chất của mỗi đứa trẻ, yếu tố gia đình và xã hội. Giúp mỗi đứa trẻ được phát huy tối đa những khả năng vô hạn mà bé có từ khi mới sinh ra là điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm. Bởi mỗi người sẽ có một tài năng, một ưu điểm riêng, không thể bắt ép, cũng không thể cố gắng bắt trẻ phải thế này thế kia.

Cha mẹ giúp trẻ có nền tảng vững chắc để có thể trở thành người vừa hiểu biết, tự tin, tự lập và biết yêu thương người khác. Sống không phải chỉ vì bản thân, mà còn vì những người yêu thương. Muốn được như vậy, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, cần được cảm nhận đầy đủ sự yêu thương, quan tâm và trò chuyện của cha mẹ, người thân. Khi lớn lên trẻ sẽ biết sống yêu thương và quan tâm đến người khác.

Trên đây là những lời khuyên trong cách dạy con của người Nhật để trẻ có hứng thú học tập. Những lời khuyên này vô cùng hữu ích, nhằm giúp phát huy tối đa khả năng của trẻ. Giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng và học tập vui vẻ, không căng thẳng. Sự nỗ lực và kiên trì của cha mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Dương Uyên

Mozano



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại