Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật

21/12/2018

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật

Người Nhật luôn có cách cư xử tinh tế, sâu sắc và biết cách đặt mình vào vị trí của người khác trước khi làm điều gì đó. Trẻ em Nhật ngay từ khi còn nhỏ đã được cha mẹ chú trọng dậy dỗ các nguyên tắc ứng xử, nhân văn đối với gia đình, cộng đồng và chính bản thân mình. Do đó khi lớn lên, chúng luôn có khuôn phép, và hòa nhã.

Cùng tìm hiểu 4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật để xem cách nuôi dạy của họ đối với con cái như thế nào. Mà hình thành được tính cách tuyệt vời cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Bộ quy tắc ứng xử trong gia đình các mẹ Nhật dạy con ngay từ khi còn nhỏ

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật Ảnh 1

Quy tắc khi ăn:

Không được phép vừa nhai vừa nói, không chọc đũa, không huơ huơ đũa để chọn thức ăn. Hay không được phép ngịch ném đồ ăn, không chọc người khác cười khi học đang ăn, không ho hoặc hắt xì vào bàn ăn. Vì như thế là mất lịch sự, không tôn trọng người cùng ăn. Đặc biệt hành động ho hoặc hắt hơi vào bàn ăn gây mất vệ sinh, khiến người khác vô cùng khó chịu.

Không uống ực một hơi hết cốc sữa, mà hãy uống từng ngụm, từ từ thưởng thức chúng. Điều này vừa thể hiện sự lịch sự và để tỏ lòng cảm ơn người đã làm ra thức ăn cho mình.

Khi ăn không xem tivi, không cầm sử dụng điện thoại hay làm việc riêng nhằm tôn trọng những người cùng ăn. Người xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu và không hài lòng nếu có những hành động trên.

Quy tắc cư xử:

Khi đi đâu hãy nói cho người nhà biết: Đi cùng ai, đi đến đâu, mấy giờ về, và hãy về nhà trước khi trời tối. Nói để cho mọi người biết để họ không phải lo lắng.

Hãy kiểm tra lại trước khi ra khỏi nhà tắm hoặc nhà vệ sinh. Xem đã tắt vòi nước chưa, tóc có rớt ở bồn cầu không, đã xả nước và đóng nắp hay chưa? Có làm bẩn sàn nhà, hay gì đó không? Cần suy nghĩ cho người dùng sau, tôn trọng họ.

Luôn suy nghĩ đến lập trường của người khác để hành động: Khi bố nhờ mang bánh xà phòng vào nhà tắm thì hãy bóc giấy trước khi đưa cho bố. Bởi trong nhà tắm không có thùng đựng rác và bố sẽ không phải bóc nữa.

Khi bị cha mẹ nhắc nhở làm gì, thì hãy làm ngay. Nhằm tạo được thói quen phản xạ, hành động ngay lập tức cho bản thân, đồng thời cũng tạo được tính kỉ luật.

Khi khách đến nhà thì hãy tiếp đón thịnh tình, niềm nở. Mời khách vào nhà, rót trà, trà để bên trái, bánh kẹo để bên phải theo hướng khách ngồi. Mời khách ngồi ăn kẹo, uống trà, khi khách về thì tiễn khách.

Hãy nói ra lập trường của chính mình, đừng lấy lí do “vì mọi người đều như vậy” để làm lí do cho bản thân khi muốn đòi hỏi cái gì. Bản thân muốn gì và thích gì thì hãy nói ra, chứ không lấy lí do của người khác.

Bộ quy tắc ứng xử cho bản thân mà người Nhật nuôi dạy con

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật Ảnh 2


Luôn sạch sẽ và không ỷ lại vào người khác

Những việc của bản thân thì hãy tự mình làm, không ỷ lại vào người khác. Chẳng hạn như tự dọn phòng, tự thức dậy mà không cần người thúc giục, tự chuẩn bị sách vở, quần áo cho bản thân vào hôm sau.

Đi ngủ sớm, dậy sớm và ăn sáng đầy đủ. Quần áo thì cần được treo lên móc hoặc gấp lại gọn gàng và đặt trong tủ. Không được vứt lung tung, hay bày bừa.

Tự vệ sinh cá nhân chỉnh chu và sạch sẽ. Chẳng hạn tự cắt móng tay, lau giày dép sạch sẽ, mang theo khăn giấy, khăn mùi xoa hoặc khăn tay để lau khi cần thiết. Và phải xếp giày vào kệ gọn gàng trước khi vào nhà.

Trang phục quần áo thì chọn theo quy tắc TPO, T là thời điểm, P là địa điểm và O là hoàn cảnh. Mặc trang phục sao cho phù hợp với không gian và thời gian, hoàn cảnh.

Đề cao ý thức cá nhân

Khi ngồi ăn hay ngồi học hoặc ngồi ở bất kì đâu. Khi đứng dậy hãy đẩy ghế vào trong bàn. Để gọn gàng và người khác sẽ không phải làm thay điều đó. Đồ dùng xong cũng cần để lại chỗ cũ. Tránh việc để lung tung khiến cả bản thân và người khác phải khó khăn hơn khi tìm kiếm.

Vứt rác vào trong thùng, nếu không có thùng rác thì hãy gói lại và để vào túi mang về. Không xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường, người khác sẽ phải dọn lại chiến trường đó.

Đóng mở mọi thứ nhẹ nhàng, không gây phiền đối với người khác, và cũng tạo cho bản thân sự lịch sự. Từ đóng nắp bồn cầu vệ sinh, đến đóng cửa hay đóng cửa tủ giày, tủ quần áo, đều cần hết sức nhẹ nhàng.

Bộ quy tắc giao tiếp với người khác của mẹ Nhật dạy con

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật Ảnh 3

Thể hiện sự tôn trọng chính bản thân mình và tôn trọng người khác

Trong cuộc sống, khi ai đó làm giúp cái gì hãy nói “cảm ơn” vào ngay lúc đó. Và ngược lại, khi bản thân làm điều gì có lỗi với ai đó thì hãy nói “xin lỗi” ngay trong thời điểm đó. Hãy tạ lỗi trước rồi trình bày lí do sau. Lời nói cảm ơn và xin lỗi cần nói ngay khi sự việc sảy ra, nó thể hiện phép lịch sự và sự thành khẩn của bản thân.

Khi muốn nhờ ai đó làm giúp cái gì thì hãy đến tận nơi nhờ họ. Chứ đừng đứng từ xa rồi gọi họ, như thế không thể hiện thành ý và tôn trọng họ.

Im lặng lắng nghe người khác nói và hãy nhìn vào mắt họ khi nói. Thể hiện sự thành tâm, chú ý đến những gì họ nói. Không nên quan sát, nhìn người khác những lúc họ đang bị mắng, bởi khi đó họ đang rất xấu hổ. Nếu ở trong nhà hàng, đừng nhìn ai đó khi họ làm rơi bát đũa hay một lỗi nào đó…

Nếu hết giấy vệ sinh, hãy tự thay cho người dùng sau. Bởi họ sẽ không biết trong đó hết giấy vệ sinh.

Khi đưa đồ cho người khác, cần xoay theo hướng của họ. Chẳng hạn như xoay chuôi dao, kéo về hướng người nhận.

Khi muốn mượn đồ của người khác cần phải xin phép họ trước. Và chỉ khi họ đồng ý mới được phép dùng. Khi va phải một ai đó , hãy nói xin lỗi trước. Học cách nói cảm ơn và xin lỗi.

Khi được người khác cho đồ gì đó, dù đó có phải là món đồ bản thân yêu thích hay không thì hãy nhận nó một cách vui vẻ. Bởi như thế thể hiện sự chân thành ssoosi với thành ý của người cho.

Giữ lời hứa: Vì nếu lời hứa được giữ gìn sẽ có những giá trị nhất định, và tạo được sự tin tưởng. Đừng hứa những gì bản thân không làm được, mà khi đã hứa được là phải làm được.

Không phải chỉ vì bản thân, mà cần vì cả người khác

Khi phạm phải lỗi sai, không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh hay bất kì lí do gì. Mà phải tự thừa nhận thất bại và lỗi sai đó. Bởi ai cũng có thể thất bại, ai cũng có thể mắc lỗi, không ai là hoàn hảo. Thất bại thì mới có thành công.

Khi muốn đi ngang qua một ai đó, thì hãy đi vòng qua sau lưng họ, không đi qua trước mặt họ. Nhằm để hành động của mình không làm phiền đến người khác. Khi bị bạn bè bắt chịu điều bực tức hay ấm ức. Thì hãy im lặng và kiên nhẫn, bởi chắc chắn sẽ có người hiểu mình.

Nếu thấy đồ rơi trên sàn nhà thì hãy tự giác nhặt lên, dù cho đó có phải do mình làm rơi hay không. Bởi đừng chỉ làm những gì liên quan đến mỗi bản thân, mà hãy có thói quen để ý thấy cái gì là làm luôn, không cần cha mẹ hay người khác nhờ vả mới làm.

Hãy tích lũy những việc tử tế mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất đến các việc lớn hơn. Chẳng hạn như chủ động lau giày cho bố, lấy khăn cho mẹ, giúp bố mẹ vài điều có thể làm được, yêu thương mọi người… Ai làm người khác vui vẻ thì sẽ biết hạnh phúc của bản thân là đem lại niềm vui cho người khác.

Hãy vỗ tay cho những điều tuyệt vời, đừng tiếc sự khen ngợi hay cái vỗ tay cổ vũ cho những điều hoàn hảo đó. Đó là sự thừa nhận tài năng của người khác một cách chân thành.

Hãy trân trọng và giữ gìn đồ đạc. Đừng bao giờ nghĩ rằng nếu hỏng lại mua cái khác, mà hãy coi trọng đồ chơi hay đồ dùng. Bởi nếu không đó là sự lãng phí và không biết trân trọng thành quả lao động của người khác.

Đừng hỏi “cái này có đắt không?”. Đừng phán đoán mọi thứ thông qua giá trị tiền cao hay thấp, nếu không bản thân rất dễ trở thành nô lệ của đồng tiền.

Quy tắc ứng xử nơi công cộng mà các bà mẹ Nhật dạy con

4 bộ quy tắc nuôi dạy con hoàn hảo của người Nhật Ảnh 4

Khi đi xe buýt, cần xếp hàng theo thứ tự đi lên xe và khi chờ lấy vé xe. Và phải chờ cho những người xuống họ xuống hết rồi mới lên xe. Không chen lấn, tranh giành. Hãy xếp hàng và đợi đến lượt dù ở bất kì đâu, khi đi mua sắm, siêu thị, hay ăn uống…

Khi đi thang máy, để người bên trong ra hết sau đó mới theo thứ tự đi lên, đồng thời giữ cửa cho người sau đi vào.

Không chạy nhảy, đùa nghịch trên xe hay tàu điện. Nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… nắm chắc tay vịn.

Trong rạp phim thì giữ im lặng, không nói to, không bật điện thoại làm ảnh hưởng đến người khác. Còn khi ở nhà hàng, quán ăn thì không nghịch đồ gia vị trên bàn bởi đó là đồ mọi người cùng sử dụng.

Khi ăn Buffet thì chỉ lấy đủ phần mình ăn hết, không lấy thừa, không bỏ phí. Khi đang họp thì im lặng, không nói chuyện riêng gây ồn ào. Khi làm việc hãy tập trung vào công việc, không làm phiền đến người khác, ảnh hưởng đến công việc của họ.

Khi đang trong hoạt động tập thể phải cùng làm với mọi người, không nên tự làm theo ý mình bởi đó là hoạt động chung. Đồng thời cũng không bỏ đi khi mà không báo cáo với phụ trách, gây ảnh hưởng đến mọi người.

Khi gặp khó khăn, hãy trao đổi với mọi người nhằm tìm ra cách giải quyết theo nguyên tắc Horenso, đó là báo cáo – trao đổi – hỏi ý kiến.

Đó là những bộ nguyên tắc mà người Nhật dạy con ngay từ khi còn nhỏ. Để con có ý thức tự lập, cũng như biết cách tôn trọng người khác, tôn trọng thành quả lao động. Trở thành con người có phép lịch sự, cư xử hòa nhã và thân thiện với mọi người. Muốn con hoàn hảo hãy dạy con một cách hoàn hảo nhất ngay từ khi bé lọt lòng.

Dương

Mozano



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại