Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

Danh sách các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn

05/01/2021

Khi hai người đến với nhau, chính thức xây dựng gia đình nhỏ không đơn thuần là hoàn thiện các nghi lễ cưới xin truyền thống mà còn bao gồm cả những thủ tục liên quan trực trực về mặt pháp luận. Đó chính là đăng ký kết hôn, đây chính là thủ tục xác nhận về mặt quan hệ vợ chồng trên quy định của hiến pháp, pháp luận của nước ta. Tuy nhiên, bạn đã biết khi đi đăng ký kết hôn cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì chưa? Sau đây là danh sách các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn theo quy định mới nhất mà các cặp đôi không nên bỏ lỡ.

Thông tin chung về thủ tục đăng ký kết hôn

Điều kiện đăng ký kết hôn

Điều kiện đăng ký kết hôn

Theo khoản 13 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn. Căn cứ vào đó, không phải ai cũng đủ điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Người đi đăng ký kết hôn bắt buộc phải đảm bảo những điều kiện như sau:
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Việc kết hôn do hai bên tự nguyện quyết định.
  • Hai bên không bị mất năng lực hành vi dân sự.
  • Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn; cưỡng ép kết hôn; đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn với người khác, kết hôn trong phạm vi 3 đời…
Riêng đối với việc kết hôn đồng giới, cho đến nay Nhà nước đã hủy bỏ quy định “Cấm kết hôn với những người cùng giới”. Nhưng “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới”. Như vậy, những người cùng giới có thể kết hôn với nhau nhưng sẽ không được Nhà nước, pháp Luật Việt Nam công nhận.

Chế độ hôn nhân và gia đình theo luật pháp Việt Nam

Chế độ hôn nhân và gia đình theo luật pháp Việt Nam

Bất kì một quốc gia nào sẽ đều có nguyên tắc hay chính xác hơn là chế độ hôn nhân và gia đình theo pháp luật quy định cụ thể. Điều này hoàn toàn có thể thay đổi theo từng giai đoạn để có thể phù hợp cho xã hội và cuộc sống của người dân. Và tại Việt Nam sẽ có chế độ như sau cho vấn đề này.

+ Hôn nhận tự nguyện, một vợ, một chồng, vợ chồng hoàn toàn bình đẳng.

+ Pháp luật luôn tôn trọng và bảo vệ hôn nhân giữa các công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo và không tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng và không tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài.

+ Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, tôn trọng các thành viên trong gia đình với nhau. Các thành viên có nghĩa vụ chăm sóc, quan tâm, tôn trọng lẫn nhau. Không có sự phân biệt giữa các con trong nhà.

+ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyến tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của mình, thực hiện tốt kệ hoạch hóa gia đình.

Đăng ký kết hôn có được ủy quyền không?

Đăng ký kết hôn có được ủy quyền không?

Vì một số lý do bất khả kháng nên các cặp đôi không thể đến trực tiếp để đăng ký kết hôn. Nên đã có rất nhiều biện pháp được nghĩ ngay đến như là làm giấy đăng ký kết hôn trên Facebook hay là thủ tục đăng ký kết hôn online. Trong đó, việc ủy quyền đăng ký kết hôn được nhiều người nghĩ ngay đến đầu tiên, bởi trước đó có rất nhiều thủ tục hành chính đều cho phép điều này. Nhưng theo quy định hiện hành, đăng ký kết hôn là một trong những thủ tục không thể ủy quyền. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên không thể đến nộp hồ sơ trực tiếp thì người còn lại có thể thực hiện thay mà không cần văn bản ủy quyền. Ngay cả việc nhận kết quả cũng sẽ yêu cầu dựa trên nguyên tắc này.

Lệ phí đăng ký kết  hôn

Đây là điều mà bất kể cặp đôi nào cũng sẽ quan tâm đến ngay đầu tiên, căn cứ theo Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì lệ phí đăng ký kết hôn sẽ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp. Như vậy, tùy theo mỗi địa phương mức lệ phí sẽ có sự khác nhau nhưng quy định chung vẫn là không vượt quá 30.000VNĐ. Riêng đối với các trường hợp lấy vợ/chồng là người nước ngoài sẽ có quy định cụ thể hơn.

Danh sách các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn

Đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? Những giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn bắt buộc phải có? Nếu như không tìm hiểu kỹ lưỡng hoặc không có ai tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trước đấy chỉ riêng điều này đã đủ khiến các cặp đôi phải “đầu đầu”, lo lắng. Hai bạn có thể thực hiện nộp hồ sơ tại UBND xã/phường một trong hai nơi mà hai người đăng ký tạm trú. Hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ yêu cầu đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
 
Danh sách các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn
  1. Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, các bạn có thể tham khảo mẫu giấy đăng ký kết hôn 2020 vì cho đến hiện nay vẫn chưa có sự thay đổi gì.
  2. Bản sao sổ hộ khẩu của hai bên
  3. Bản sao Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc các giấy tờ có dán ảnh và thông tin cá nhân đầy đủ do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn đủ hạn sử dụng.
  4. Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú.
  5. Trường hợp làm thủ tục đăng ký kết hôn lần 2 thì còn phải nộp thêm quyết định li hôn của tòa án. Nếu vợ/chồng trước đã tử vong thì phải nộp thêm Giấy chứng tử.

Các bước hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn

Ngoài những giấy tờ cần phải chuẩn bị như trên, khi đi đăng ký kết hôn các khâu sẽ phải hoàn thành theo từng bước một, có như vậy các bạn mới đảm bảo cho công việc quan trọng này cho mình.
 
Các bước hoàn thành thủ tục đăng ký kết hôn

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

Đối với những cặp đôi kết hôn trong nước thì chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết theo như chúng tôi đã liệt kê ở phần trên. Còn đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố người nước ngoài, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
  • Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu).
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn giá trị sử dụng, do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp. Nếu không có thay bằng giấy tờ khác xác định người này đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
  • Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác.
  • Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (bản sao).

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền

Ccặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn. Riêng đối với các trường hợp dưới đây sẽ thực hiện đăng ký kết hôn ở UBND cấp huyện .
  • Công dân Việt Nam với người nước ngoài.
  • Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau.
  • Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

Bước 3: Giải quyết đăng ký kết hôn

Nếu thấy đủ điều kiện kết hôn, Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 nêu rõ, cán bộ tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch và Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sau đó, cán bộ tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc. Riêng trường hợp có yếu tố nước ngoài, theo Điều 32 Nghị định 123, việc trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký.
Ngoài ra, trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy.

Trên đây là danh sách các giấy tờ cần thiết khi đăng ký kết hôn mà các cặp đôi cần phải lưu ý. Để tránh mất thời gian, tránh việc phải đi lại nhiều lần, tốn công sức lẫn tiền của thì hãy chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ này trước khi nộp hồ sơ đến các cơ quan thẩm quyền về vấn đề này.


Tham khảo thêm : 
Phong tục cưới hỏi của người miền Bắc gồm những gì?

Administrator



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại