Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

Mách bạn các cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả tại nhà

15/01/2021

Vì một vài lý do khác nhau, nệm bị mốc là điều mà rất nhiều gia đình đã gặp phải. Điều này đã gây ra rất nhiều sự bất tiện trong quá trình sử dụng, cũng như mang đến nhiều tác động tiêu cực. Để giải quyết được tình trạng này rất nhiều người đã chọn cách mang ra các tiệm dịch vụ chuyên dụng hoặc là nhanh nhất là mua đồ mới để thay thế. Nhưng những cách này đều rất tốn kém và đôi khi nếu vết mốc chưa lan rộng thì cũng không thực cần thiết. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn các cách xử lý nệm bị mốc vừa đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả có thể thực hiện ngay tại nhà mình.

Những tác hại không ngờ khi dùng nệm bị mốc

Đệm bị ẩm, đệm bị mốc hay gối cao su non bị mốc không còn là tình trạng xa lạ gì ở các gia đình. Ngay cả khi bạn đã giặt giũ, phơi khô cẩn thận những vào các dịp chuyên mùa, nhất là mùa nồm ẩm những vật dụng lại rơi vào tình trạng “bốc mùi” sờ đâu cũng thấy ẩm ướt và sau đó là những vết nấm mốc sẽ thi nhau xuất hiện không thôi. Điều này không chỉ khiến các bạn cảm thấy khó chịu mà trên thực tế chúng còn mang đến những tác hại không ngờ đến.
 
Những tác hại không ngờ khi dùng nệm bị mốc

Giấc ngủ bị ảnh hưởng

Với việc nằm ngủ trên một chiếc nệm bắt đầu xuất hiện vết ố hay chiếc nệm có mùi ẩm mốc khó chịu. Điều đó sẽ khiến bạn gặp rất nhiều phiền phức, trước hết là về giấc ngủ không được trọn vẹn, cảm thấy khó chịu và bứt rứt trong người. Lâu ngày khiến sức khỏe không đảm bảo, tinh thần sa sút. Nếu như ngày hôm sau bạn có công việc quan trọng phải giải quyết thì việc ngủ không đủ giấc sẽ khiến mức độ tập trung bị giảm sút và tất nhiên hiệu quả đạt được sẽ không còn như mong muốn.

Gây ra các bệnh về da

Ngay cả khi trên đệm đã có phần ga để trải tức là đã cách một lớp, thế nhưng để tình trạng nấm mốc lâu ngày thì làn da bạn tiếp xúc trực tiếp với những phần này rất dễ có nguy cơ bị kích ứng. Đặc biệt đối với những bạn có làn da nhạy cảm thì nó còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mụn trứng cá, mụn cám, ngứa ngáy, khó chịu, mẩn đỏ,… làm bạn mất tự tin trong giao tiếp.

Ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp

Tình trạng nấm mốc là do các vi khuẩn có hại gây lên và chắc chắn khi các bạn tiếp xúc nhiều chúng còn gây lên những ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp. Nhất là đối với những gia đình có người cao tuổi và trẻ nhỏ mức độ ảnh hưởng sẽ tăng dần theo. Theo đó, những vi khẩu nấm mốc này sẽ đi vào cơ thể gây ra hiện tượng khó thở, thậm chí là viêm phế quản. Sức đề kháng lên không cao thì thể trạng bệnh sẽ nặng hơn nên đây là một điều rất đáng quan ngại.

Các cách xử lý nệm bị mốc hiệu quả tại nhà dành cho bạn

Cách xử lý nệm bị mốc được giới thiệu trong bài ngày hôm nay của chúng tôi sẽ áp dụng cho tất cả các khác nhau. Tức là bạn có thể áp dụng cho cả cách xử lý nệm cao su bị mốc hay đệm bông ép đều đảm bảo.

Cách xử lý nệm bị mốc bằng giấm hoặc chanh

Cách xử lý nệm bị mốc bằng giấm hoặc chanh

Giấm và chanh là những nguyên liệu mà mọi gia đình đều có sẵn trong căn bếp nhỏ của mình. Đây là loại nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong bữa ăn để làm tăng gia vị của món ăn hoặc nước chấm. Bên cạnh những tác dụng đó, chanh và giấm còn có nhiều công dụng khác, đặc biệt là có khả năng trị được ẩm mốc trong thời gian dài. Dể xử lý ẩm mốc ở đệm, bạn cần vắt chanh để lấy nước cốt hoặc giấm thấm vào khăn mềm lau vào các vết nấm mốc này. Sau đó bạn hãy làm sạch lại và phơi khô dưới nắng hoàn toàn trước khi mang vào sử dụng.

Cách xử lý nệm bị mốc bằng nước và cồn

Cách xử lý nệm bị mốc bằng nước và cồn

Với công thức nước + cồn là bạn đã có ngay một giải phép xử lý nệm bị mốc đầy hiệu quả. Trước tiên cho một ít nước lên vùng nệm cần xử lý, đồng thời dùng khăn khô ấn mạnh vào để chất bẩn thấm bớt. Sau đó bạn tiếp tục xịt cồn lên cùng một vị trí lúc nãy, đợi một lúc rồi để cồn có thể thấp và loại bỏ những vết nấm mốc này. Sau đó tiếp tục lại xịt nước lên để làm sạch bề mặt, hoàn tất mang đệm của ra phơi khô.

Cách xử lý nệm bị mốc bằng bột baking soda

Cách xử lý nệm bị mốc bằng bột baking soda

Baking soda nổi tiếng là chất làm trắng, tẩy sạch vô cùng hiệu quả trong rất nhiều trường hợp và trong trường hợp này cũng vậy. Hãy dùng khăn sạch thấm nước rồi lau đều những vết mốc trên nệm, sau đó rắc bột baking soda lên, đợi khoảng nửa tiếng cho baking soda thấm vào nệm và hút các vết nấm mốc. Cuối cùng bạn hãy dùng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn, nấm mốc theo cùng baking soda ra ngoài rồi phơi khô trước khi sử dụng.

Cách xử lý nệm bị mốc bằng hóa chất chuyên dụng

Cách xử lý nệm bị mốc bằng hóa chất chuyên dụng

Trong trường hợp các vết nấm mốc quá cứng đầu, lan rộng và đã để lâu ngày không thể áp dụng được bằng cách trên thì bạn hãy sử dụng ngay các hóa chất tẩy nấm mốc chuyên dụng. Hiện nay có nhiều hóa chất chuyên dụng tẩy mốc an toàn như dung dịch amoniac, thuốc tím, sản phẩm chứa chất chlorine dioxide (Clo2),… Cách thực hiện như sau: bạn thoa đều dung dịch thuốc tím lên vùng bị mốc, chờ ráo thì thoa tiếp dung dịch amoniac và dùng bàn chải, xà bông chải nhẹ để vết mốc bay đi. Tuy nhiên các bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất này vì khi đã phơi khô vẫn sẽ còn một lượng nhỏ chất hóa học tồn đọng lại. Thêm vào đó, những chất này có thể khiến chất lượng của đệm bị giảm sút nếu như sử dụng quá nhiều.

>>> Tham khảo thêm: 10+ cách đánh bóng đồ gỗ cũ thành mới "ngay tức khắc"

Gợi ý những biện pháp phòng chống nệm mốc đơn giản

Ông bà ta vẫn thường có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì thế thay vì chỉ tập trung khi nào nệm bị mốc là áp dụng những cách trên thì bạn hãy áp dụng ngay những biện pháp phòng chống nệm bị mốc vừa đơn giản mà lại hiệu quả dưới đây cùng chúng tôi.
 
Gợi ý những biện pháp phòng chống nệm mốc đơn giản

+ Dùng chăn ga chống thấm: Trên thị trường hiện nay có bày bán nhiều loại chăn ga có chức năng chông thấm nước. Chất vải chủ yếu được làm bằng nilon, nên ngay cả khi bề mặt bên trên bị ẩm, ướt cũng hạn chế ảnh hưởng xuống bề mặt của đệm.

+ Giặt đệm định kỳ: Dù đệm của bạn không bị mốc, ẩm nhưng đây cũng là nơi tích tụ rất nhiều bụi bẩn. Vì vậy để đảm bảo về mặt sức khỏe định kỳ hãy giặt đệm của bạn cho sạch sẽ.

+ Không dùng chăn, ga, gối ẩm: Chăn, ga, gối bị ẩm cũng là tác nhân khiến đệm bị ẩm vì vậy trước khi sử dụng hãy kiểm tra thật kỹ lưỡng xem những vật dụng này đã được phơi khô hoàn toàn chưa. Nếu không chỉ một góc nhỏ cũng sẽ mang đến mùi khó chịu và thấm vào bề mặt đệm phía dưới.

Tùy vào từng tình trạng, các bạn có thể áp dụng một trong các cách xử lý nệm bị mốc trên đây một cách linh hoạt nhất. Mong rằng, thông qua bài viết lần này các bạn đã “bỏ túi” thêm được cho mình thật nhiều thông tin hữu ích. Kết hợp thêm những biện pháp ở phần cuối cùng sẽ mang đến một không gian nghỉ ngơi tốt nhất cho bạn và gia đình mình.


Tham khảo thêm : 
18+ Mẫu đệm nhập khẩu Hàn Quốc 【HOT 2021】đang giảm giá 30%

Administrator



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại