Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái

16/01/2019

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái

Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, từ sự phát triển của vùng ngực cho đến những biến đổi về nội tiết tố khiến mẹ bầu dễ rơi vào tình trạng mất cân bằng tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất thì việc chú ý đến các tư thế vận động sao cho khoa học, hợp lý được xem là chìa khóa để mẹ và bé có được sức khỏe tốt nhất trong suốt thai kỳ, đồng thời, hạn chế tối đa những căng thẳng, mệt mỏi do các thay đổi trong giai đoạn bầu bí gây ra.

Xem thêm: Tổng hợp những điều mẹ bầu cần biết để thai nhi khỏe mạnh

Tư thế đứng

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái Ảnh 1
 
Không phải mẹ bầu nào cũng biết cách đứng đúng cách để cơ thể giảm bớt áp lực. Đứng sai cách không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn ảnh hưởng không tốt đến quá trình chuyển dạ và sinh nở. Lời khuyên cho các mẹ là nên đứng với tư thế thả lỏng vai, thẳng lưng, hai chân mở ngang bằng vai sao cho trọng tâm rơi vào lòng bàn chân. Mẹ bầu cũng có thể kết hợp với những những bài tập bàn chân trong lúc đứng bằng cách co duỗi các đầu ngón chân hoặc nâng lên hạ xuống đầu gối một cách chậm rãi và nhẹ nhàng để cơ thể vận động một cách linh hoạt.
Song, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể thì mẹ bầu cũng nên hạn chế đứng quá lâu để tránh trường hợp đau lưng và co phồng tĩnh mạch. Biết nghỉ ngơi đúng thời điểm hay đổi tư thế để giúp máu lưu thông được hợp lý hơn.

Tư thế ngồi

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái Ảnh 2
 
Một lưu ý nhỏ mà các mẹ bầu cần nắm được đó là không thay đổi tư thế vận động một cách đột ngột dễ gây ra tình trạng thiếu máu lên não, choáng váng và mất cân bằng. Đặc biệt, ở những tháng cuối của thai kỳ khi bụng quá lớn thì lúc này mẹ bầu cần đỡ phần lưng trước khi ngồi xuống. Đến khi ngồi cần phải chậm rãi tựa lưng thẳng vào ghế, ngồi sâu vào trong ghế và hai chân mở song song. Ở tư thế này, mẹ bầu sẽ giảm bớt triệu chứng đau lưng, nhức mỏi cuối thai kỳ. Mẹ cũng có thể đặt một chiếc gối nhỏ sau lưng để luôn cảm thấy êm ái, thoải mái. Cùng với đó, thay vì ngồi quá lâu, mẹ bầu cần thường xuyên đứng lên đi lại, để giúp cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh các tư thế ngồi sai như bắt chéo chân, gập người về phía trước, ngồi xổm hay khoanh chân. Tư thế ngồi bắt chéo chân khá duyên dáng và phù hợp với thời con gái, nhưng đến giai đoạn mang thai thì mẹ bầu nên thay đổi vì nó sẽ cản trở lưu thông máu, gây giãn tĩnh mạch và làm cho tình trạng phù chân thường gặp ở bà bầu thêm nghiêm trọng. Trong khi đó, ngồi gập người về phía trước sẽ tạo áp lực lên bụng, các cơ bụng khi đó cũng co lại, thai nhi trong bụng sẽ cảm giác chật chội và không thoải mái. Khi ngồi xổm, các cơ sẽ bị kéo căng ra, gây cản trở quá trình lưu thông máu ở các chi, dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. Các mẹ bầu cũng cần tránh tư thế ngồi khoanh chân vì nó có thể sẽ làm các mạch máu ở chân bị chèn ép, quá trình lưu thông máu cũng bị cản trở hoặc gây tắc nghẽn, đồng thời các dây thần kinh ở đùi cũng bị ảnh hưởng theo.

Tư thế nằm

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái Ảnh 2

3 tháng đầu

3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian mà bà bầu sẽ có xu hướng mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự gia tăng liên tục của hormone progesterone trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng khiến cho bà bầu có các triệu chứng đau ngực, đầy bụng, đi tiểu nhiều, ốm nghén, ảnh hưởng đến giấc ngủ và quá trình sinh hoạt thường ngày. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm quan trọng mà thai nhi có thể hình thành và phát triển do đó mẹ bầu cần phải đặc biệt quan tâm chú ý đến sức khỏe và có chế độ dinh dưỡng cũng như vận động khoa học.

Theo đó, nằm nghiêng về bên trái với chân trái duỗi, chân phải co lại được xem là là tư thế chuẩn nhất cho suốt thời kỳ mang thai của mẹ bầu. Ở tư thế này, tim hoạt động dễ dàng hơn, mẹ bầu dễ thở hơn, đồng thời sức nặng của thai nhi không đè lên tĩnh mạch, đồng thời, tư thế nghiêng trái còn giúp lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và cả thận. Nhờ đó, bé có những giây phút thư giãn thoải mái nhất khi còn ở trong bụng mẹ. Mẹ cũng có thể kết hợp với việc đặt một chiếc gối ôm phía trước chân để gác hay một chiếc gối mỏng dưới lưng, lệch sang một bên để cơ thể hơi nghiêng, tạo với giường góc 30 độ để có được tư thế ngủ dễ chịu nhất.

3 tháng giữa

Trong 3 tháng tiếp theo của thai kỳ, mẹ cũng nên chọn tư thế nằm nghiêng vì tư thế này vừa giúp giải tỏa mệt mỏi cho mẹ lại vừa làm giảm căng cơ cũng như tránh cho phần bụng lớn đè lên mạch máu chính gây nguy hiểm. Tử cung mở rộng, cơ hoành bị hạn chế, hơi thở của bà bầu trở nên ngắn và nông hơn khiến bà bầu phải đối mặt với chứng ợ nóng khó chịu hoặc xuất hiện những giấc mơ về sự phát triển của bé. Mẹ có thể nghiêng cả hai bên song vẫn cần ưu tiên bên trái nhiều hơn vì theo nghiên cứu nếu như mẹ nằm nghiêng bên phải nhiều sẽ làm căng niêm mạc tử cung và kéo dãn mạch máu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình cung cấp oxy cho thai nhi.

3 tháng cuối

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn khó ngủ nhất với bà bầu. Lúc này, thai nhi trong bụng hay chuyển động cộng thêm cân nặng tăng và tần suất đi tiểu quá nhiều khiến các bà bầu thường tỉnh táo vào ban đêm. Có những bà bầu bị nghẹt mũi, chuột rút chân gây đau đớn, căng thẳng cũng là một lý do khiến các bà bầu mất ngủ. Đây là giai đoạn mà việc nằm ngửa rất dễ khiến cho tử cung bị đè lên động mạch chủ sau tử cung khiến cho lượng máu và dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi ở giai đoạn này bị giảm đáng kể.

Tư thế đi lại

Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái Ảnh 4
 
Mẹ bầu cần chú ý đến tư thế đi lại để đảm bảo cho cơ thể luôn dễ chịu cũng như đem lại cảm giác thoải mái nhất cho thai nhi. Mẹ nên cố gắng giữ cho lưng thẳng và đầu thì hơi ngẩng. Khi bước đi thì gót chân chạm đất trước rồi mới đến mũi chân, tránh việc đi bằng mũi chân trước cũng như tránh bước nhanh khiến trọng lực dồn về phía trước.

Hơn nữa, khi lên hoặc xuống cầu thang cũng như lúc bước lên những chỗ cao thì mẹ bầu cần chú ý vịn tay vào cầu thang để tránh rủi ro bị té ngã, dễ đe dọa đến tình trạng sảy thai. Thay vì những cách đi cong lưng, ưỡn bụng, tay chống sau hông thì mẹ bầu cần đi thẳng lưng, ngẩng cao đầu, khép chặt mông sao cho lòng bàn chân tiếp bằng phẳng với mặt đất. Một lưu ý nữa là mẹ nên mang giày vừa chân, đế bằng và thấp, có độ ma sát cao để chống trượt và đảm bảo an toàn tốt nhất cho quá trình di chuyển không bị vấp ngã.

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp các mẹ bầu có thể chăm sóc cho bản thân tốt nhất đảm bảo an toàn cho sự phát triển toàn diện cho thai nhi.

Dương Duyên



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại