Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu
Tổng đài: 0936 320 777
0 Giỏ hàng của bạn
Vận chuyển toàn quốc

Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ

18/01/2019

Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ

Phụ nữ mang thai thường rất nhạy cảm bởi sự thay đổi của cơ thể lẫn tình trạng sức khỏe. Vì thế, việc trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để biết cách phòng tránh những ảnh hưởng xấu từ môi trường bên ngoài là điều quan trọng giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Chú ý những đại kỵ dưới đây sẽ giúp cho hành trình làm mẹ của bạn được vẹn tròn và viên mãn hơn bao giờ hết.

Làm việc nặng

Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ Ảnh 1
 
Trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu khi mà thai nhi mới bắt đầu hình thành thì mẹ bầu cần đặc biệt tránh những công việc nặng hay làm việc quá sức. Tư thế khom lưng hay bê vác những món đồ quá nặng trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây sa tử cung, rất nguy hiểm cho thai nhi.

Đồng thời, khi hoạt động thể chất quá nhiều, làm việc nặng, quá sức có thể khiến các mẹ bầu làm giảm lưu lượng máu cũng như dinh dưỡng đến nhau thai ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và nghiêm trọng hơn là có thể đe dọa sẩy thai ở những tháng đầu và sinh non ở những tháng gần cuối.

Sử dụng máy tính trong thời gian dài

Do tính chất công việc mà nhiều mẹ bầu phải thường xuyên làm việc nhiều giờ đồng hồ với máy tính. Khi phải làm việc trong thời gian dài, não cần tập trung cao độ khiến tinh thần căng thẳng quá mức, cùng với các tia phóng xạ, điện từ, tĩnh điện của máy tính và tiếng ồn nơi công sở làm ảnh hưởng tới bào thai, gây hại tới sức khỏe cả mẹ và bé. Không những thế, việc ngồi yên một tư thế quá lâu còn dẫn tới việc ứ đọng máu ở khung xương chậu, ảnh hưởng tới sự lưu thông máu ở phần dưới của cơ thể mẹ bầu.

Vì vậy, lời khuyên cho các mẹ là nên giảm bớt thời gian sử dụng máy tính hoặc dành thời gian nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút, rời mắt khỏi màn hình và đi lại xung quanh để thay đổi thể trạng và cơ thể được nạp lại năng lượng một cách hiệu quả. Mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc cân đối khoảng cách từ mắt đến màn hình sao cho phù hợp. Không nên để mắt quá gần và tốt nhất là cách khoảng 50 cm.

Tiếp xúc với hóa chất

Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ Ảnh 2
 
Không thể phủ nhận tác động tiêu cực của hóa chất đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Hóa chất độc hại có mặt ở khắp nơi, thậm chí tồn tại ngay trong chính căn nhà của mỗi mẹ bầu.

Từ thuốc trừ sâu cho đến bình xịt diệt côn trùng hay thuốc diệt gián, diệt chuột dù chỉ tiếp xúc một lượng nhỏ vừa đủ cũng khiến bà bầu cảm thấy buồn nôn, tim đập nhanh hơn và thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ.

Việc hít phải mùi sơn, chất pha loãng sơn, vecni cũng có thể gây thương tổn cho não bộ thai nhi, đồng thời còn làm bà bầu đối diện với nguy cơ sinh non. Cùng với đó, chì cũng là một trong những hóa chất độc hại bậc nhất. Nước máy không qua quá trình lọc có thể chứa một lượng chì không nhỏ. Vì vậy ăn chín, uống sôi phải là tiêu chí hàng đầu của mẹ bầu trong thai kỳ.

Do đó, tốt nhất nên hạn chế tối đa việc phải tiếp xúc với các chất độc hại. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu hãy bảo đảm hoạt động trong môi trường thông thoáng, luôn mang khẩu trang và quần áo bảo hộ đầy đủ.

Ăn mặn

Sự thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai, cùng với tình trạng ốm nghén hay thiếu nước khiến cho mẹ bầu thường thấy nhạt miệng. Cộng với việc cơ thể dự trữ nước nhiều hơn khi mang thai cũng là nguyên nhân làm tăng nhu cầu về muối natri hay nói cách khác là chứng thèm ăn mặn của mẹ bầu.

Bình thường, nhu cầu muối đưa vào trong cơ thể trung bình từ 1000- 2000mg/ ngày. Song, khi mang thai nhu cầu đó tăng lên gấp đôi. Nhưng không phải cứ thêm muối vào chế độ dinh dưỡng là có thể đáp ứng được tốt nhu cầu đó, vì lượng thức ăn đưa vào khi mang thai đã cung ứng đủ rồi.

Ăn mặn không những không giúp mẹ cải thiện tình hình mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé. Việc ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tình trạng tích nước, phù nề tay chân trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất. Ăn mặn cũng khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và mệt mỏi. Bởi vậy, mẹ bầu cần cân đối trong thực đơn và có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Đi giày cao gót

Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ Ảnh 3
 
Mất thăng bằng, dẫn đến nguy cơ té ngã, sảy thai là lý do đầu tiên mà mẹ bầu cần tránh mang giày cao gót trong quá trình mang thai. Mang thai là giai đoạn mà cơ thể giải phóng một loại hormone gọi là relaxin, làm nới lỏng các khớp. Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu tăng cân và bụng to ra càng gây khó khăn cho việc giữ cân bằng trên đôi giày cao gót, dễ trượt ngã, gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Hơn nữa, giày cao gót làm thay đổi tư thế đứng của mẹ bầu khiến cho cơ xương chậu bị đẩy về phía trước, thắt lưng cong nhiều hơn, tạo nhiều áp lực lên vùng chậu và khớp sau, do đó làm đau nhức khớp vùng hông. Thêm vào đó, trong thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, các dây chằng ở lưng được nới lỏng để giữ bé, khi đi giày cao gót sẽ kéo căng chúng và gây đau nhức. Vì vậy, sẽ rất sai lầm khi mẹ bầu lựa chọn giày cao gót để di chuyển trong quá trình mang thai.

Nằm ngửa

Trong giai đoạn mang thai, việc nghỉ ngơi và đảm bảo chất lượng giấc ngủ để có một sức khỏe tốt là điều vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu. Tuy nhiên, khi thai nhi lớn dần, bụng bầu to hơn thì việc có được giấc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chú ý và lựa chọn tư thế ngủ hợp lý chính là cách để mẹ bầu giải được bài toán đó.

Theo đó, tư thế nằm ngửa được các chuyên gia khuyến cáo áp dụng đối với mẹ bầu. Đã có nghiên cứu chứng minh mẹ bầu nằm ngửa khi ngủ có liên quan đến nguy cơ thai nhi chết lưu. Khi nằm ngửa, khối lượng thai nhi chèn ép lên các vùng tĩnh mạch và các cơ quan quan trọng như tim, phổi, thận của người mẹ, gây cản trở cho sự lưu thông máu cũng như quá trình vận chuyển oxy từ phần dưới cơ thể lên phần trên. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ít chất dinh dưỡng và máu cung cấp từ cơ thể mẹ tới nhau thai. Đã có những trường hợp mẹ sắp sinh đột nhiên bị thai lưu chỉ vì thường xuyên nằm ngửa khi ngủ.

Thay vào đó, mẹ bầu nên nằm nghiêng, tốt nhất là nghiêng sang trái để đảm bảo giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Ở tư thế này, tim hoạt động dễ dàng hơn, mẹ bầu dễ thở hơn, đồng thời sức nặng của thai nhi không đè lên tĩnh mạch, đồng thời, tư thế nghiêng trái còn giúp lưu thông máu dễ dàng đến dạ con, bào thai và cả thận. Nhờ đó, bé có sự phát triển tốt nhất khi ở trong bụng mẹ.

Xem thêm: Mẹ bầu học cách đi, đứng, nằm, ngồi đúng chuẩn cho một thai kỳ thoải mái

Như vậy, mẹ bầu hãy lưu ý những điều đại kỵ trên để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có, vừa gây hại cho bản thân lại làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Dương Duyên

Dương Duyên



Đăng ký nhận thông tin khuyến mại