Theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
19/01/2019
Theo dõi cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi
Dưới sự phát triển của công nghệ và khoa học, siêu âm sản khoa đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết. Nhờ đó mà các mẹ bầu có thể theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi một cách chính xác qua các chỉ số siêu âm khác nhau, trong đó có chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên, mẹ vẫn không khỏi lo lắng liệu các chỉ số ấy có đạt mức bình thường hay không và bao nhiêu là đúng chuẩn. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc ấy.
Cập nhật bảng cân nặng thai nhi qua từng tuần tuổi (theo WHO 2018)

Là một trong những yếu tố quan trọng để xác định được tiến trình phát triển của thai nhi, chỉ số cân nặng của bé được các bác sĩ đặc biệt lưu ý để đưa ra những lời tư vấn đúng đắn và giúp mẹ bầu có chế độ dịnh dưỡng cũng như lộ trình tập luyện phù hợp cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo đó, cân nặng thai nhi sẽ được theo dõi trong từng giai đoạn với mỗi phương thức đo riêng:
Theo đó, cân nặng thai nhi sẽ được theo dõi trong từng giai đoạn với mỗi phương thức đo riêng:
- Thai dưới 20 tuần tuổi: Ở giai đoạn này, thai thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài sẽ được tính từ đầu đến mông.
- Thai từ 20 đến 30 tuần tuổi: Đây là khoảng thời gian mà kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ được tăng dần đều. Lúc này, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân.
- Thai từ 30 tuần tuổi trở lên: Cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
Như vậy, có 3 cột mốc quan trọng mà các mẹ cần chú ý chiều dài cũng như cân nặng của thai nhi đó là: tuần tuổi thứ 12, tuần tuổi thứ 20 và tuần tuổi thứ 32 của thai nhi.
Chiều dài | Cân nặng | |
Tuần thứ 8 | 1.6cm | 1gr |
Tuần thứ 9 | 2.3cm | 2gr |
Tuần thứ 10 | 3.1cm | 4gr |
Tuần thứ 11 | 4.1cm | 7gr |
Tuần thứ 12 | 5.4cm | 14gr |
Tuần thứ 13 | 7.4cm | 23gr |
Tuần thứ 14 | 8.7cm | 43gr |
Tuần thứ 15 | 10.1cm | 70gr |
Tuần thứ 16 | 11.6cm | 100gr |
Tuần thứ 17 | 13cm | 140gr |
Tuần thứ 18 | 14.2cm | 190gr |
Tuần thứ 19 | 15.3cm | 240gr |
Tuần thứ 20 | 16.4cm | 300gr |
Tuần thứ 21 | 25.6cm | 360gr |
Tuần thứ 22 | 27.8cm | 430gr |
Tuần thứ 23 | 28.9cm | 501gr |
Tuần thứ 24 | 30cm | 600gr |
Tuần thứ 25 | 34.6cm | 660gr |
Tuần thứ 26 | 35.6cm | 760gr |
Tuần thứ 27 | 36.6cm | 875gr |
Tuần thứ 28 | 37.6cm | 1005gr |
Tuần thứ 29 | 38.6cm | 1153gr |
Tuần thứ 30 | 39.9cm | 1319gr |
Tuần thứ 31 | 41.1cm | 1502gr |
Tuần thứ 32 | 42.4cm | 1702gr |
Tuần thứ 33 | 43.7cm | 1918gr |
Tuần thứ 34 | 45cm | 2146gr |
Tuần thứ 35 | 46.2cm | 2383gr |
Tuần thứ 36 | 47.4cm | 2622gr |
Tuần thứ 37 | 48.6cm | 2859gr |
Tuần thứ 38 | 49.8cm | 3083gr |
Tuần thứ 39 | 50.7cm | 3288gr |
Tuần thứ 40 | 51.2cm | 3462gr |
Trên đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi năm 2018 được tham khảo theo WHO và được tính theo mức trung bình. Trong khi mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt và không thể tránh khỏi sự chênh lệch trong các chỉ số phát triển, vì vậy, khi so sánh với cân nặng của con, các mẹ có thể linh động với số liệu trong bảng, không nên quá cứng nhắc trong việc đạt mức tiêu chuẩn ấy.
Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Để tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển ngay từ trong bụng, mẹ bầu cần biết được những yếu tố tác động đến cân nặng cũng như sức khỏe của con, từ đó đưa ra phương thức chăm sóc bé hợp lý. Theo đó, có 6 yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới tình trạng cân nặng của con mà các mẹ cần nắm được.
Di truyền, chủng tộc, độ tuổi mang thai
Theo các nghiên cứu khoa học, đây là yếu tố quyết định tới 23% vóc dáng của thai nhi. Cùng với đó, những thai phụ mang thai ở độ tuổi dưới 18 hoặc trên 40 sẽ sinh con nhẹ cân hơn những người mẹ khác.
Sức khỏe của mẹ
Đối với những mẹ bầu mắc chứng béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ thì cân nặng của thai nhi thường lớn hơn bình thường. Hay trong trường hợp người mẹ bị căng thẳng, áp lực, mắc chứng cao huyết áp, thường xuyên sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển cân nặng của thai nhi.
Thứ tự sinh
Những mẹ bầu sinh con đầu lòng thì thai nhi thường có xu hướng nhẹ hơn so với mẹ sinh con thứ. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, bé thứ 2 cũng có thể bị nhẹ cân theo do cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục.
Mẹ mang đa thai
Với những thai phụ mang đa thai, song thai thì cân nặng của em bé sẽ nhẹ hơn bình thường. Lúc này, các bé phải chia sẻ không gian phát triển trong tử cung và nguồn dinh dưỡng người mẹ cung cấp qua nhau thai nên cân nặng sẽ nhỏ hơn các bé sinh đơn.
Giới tính và sức khỏe của thai
Thông thường, bé trai sẽ có cân nặng và chiều cao lớn hơn so với bé gái. Vì thế nếu bạn đang mang bầu một cô công chúa thì không nên so sánh cân nặng của bé với các thai phụ mang bầu hoàng tử nhé.
Ngoài ra, sức khỏe của thai nhi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cân nặng. Khi mắc các chứng như nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, thai nhi sẽ kém phát triển và tăng trưởng chậm hơn so với bình thường.
Ngoài ra, sức khỏe của thai nhi cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cân nặng. Khi mắc các chứng như nhiễm trùng, dị tật bẩm sinh, thai nhi sẽ kém phát triển và tăng trưởng chậm hơn so với bình thường.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ
Bên cạnh các yếu tố trên thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cũng có tác động không nhỏ đến sự tăng trưởng cũng như cân nặng của thai nhi. Với những mẹ không bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thai nhi sẽ thiếu cân, chậm phát triển. Tuy nhiên, những thai phụ ăn nhiều nhưng không có chế độ ăn uống khoa học và không cung cấp đủ dinh dưỡng cũng dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân. Trong khi đó, mẹ ăn nhiều đồ ngọt và tinh bột dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng cân cũng như tình hình sức khỏe của bé.
Xem thêm: Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ
Như vậy, mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin bổ ích trên để có thể theo sát được tiến trình khôn lớn của con, từ đó có sự điều chỉnh mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ và giúp bé được phát triển tối ưu nhất.
Xem thêm: Những điều kiêng kị mẹ bầu không nên làm trong suốt thai kỳ
Như vậy, mẹ bầu có thể tham khảo những thông tin bổ ích trên để có thể theo sát được tiến trình khôn lớn của con, từ đó có sự điều chỉnh mức tăng cân hợp lý trong thai kỳ và giúp bé được phát triển tối ưu nhất.
Dương Duyên
Dương Duyên
Tin mới hơn
Tin cũ hơn