Trẻ thông minh ngay từ khi lọt lòng với cách dạy con của người Nhật
21/12/2018
Trẻ thông minh ngay từ khi lọt lòng với cách dạy con của người Nhật
Nhật Bản là đất nước được đánh giá cao về trí tuệ và tính kỉ luật. Họ nổi tiếng về tính sáng tạo và sự nghiêm khắc trong kỉ luật. Do đó, nhiều bà mẹ rất quan tâm đến phương pháp dạy con của người Nhật Bản.
Mọi đứa trẻ đều là thiên tài, chỉ cần kích thích khả năng của chúng, chúng sẽ cực kì thông minh. Các bà mẹ Nhật đã có những nguyên tắc và bí quyết dạy con thông minh ngay từ khi lọt lòng. Cùng xem các cách dạy con của họ là gì nhé.
Mọi đứa trẻ đều là thiên tài, chỉ cần kích thích khả năng của chúng, chúng sẽ cực kì thông minh. Các bà mẹ Nhật đã có những nguyên tắc và bí quyết dạy con thông minh ngay từ khi lọt lòng. Cùng xem các cách dạy con của họ là gì nhé.
Quy tắc nuôi dạy con thông minh của người Nhật
Các bà mẹ Nhật thường áp dụng những quy tắc sau đây trong cách nuôi dạy con, để con phát triển toàn diện và thông minh hơn.
- Nuôi con bằng sữa mẹ, ít nhất là trong 6 tháng đầu, bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.
- Trong nhà, đặc biệt là trong phòng bé, xung quanh chỗ bé nằm sẽ treo nhiều tranh đẹp. Đó có thể là các loại tranh phong cảnh, thiên nhiên nhiều màu sắc tươi mới… Đồng thời sẽ cho bé nghe những bản nhạc hay, có sự tươi vui, trong sáng.
- Chăm nói chuyện với bé, như khi bé tắm, thay tã, cho bé ăn và ru bé ngủ… Bé cần được nghe giọng thực của bố mẹ, để bé cảm nhận được sự yêu thương, tình cảm mà cha mẹ dành cho bé.
- Hay bế bé, chơi đùa cùng bé để bé cảm nhận được tình yêu của cha mẹ. Đồng thời cũng bế bé ở đằng trước nhằm tạo sự gâng gũi, liên kết. Thể hiện tình yêu với con yêu bằng cách ôm ấp con thường xuyên, điều này rất tốt cho sự phát triển trí tuệ và cảm xúc.
- Để bé sớm hòa mình và tiếp xúc với thiên nhiên. Cho bé sưởi ấm dưới nắng sớm, ngắm hoa, dẫm chân lên cát, cỏ, hay đi dạo… Đừng lo ngại khi con đùa nghịch mà lấm bẩn hoặc bị xây xước nhẹ. Đây là cách để con học hỏi, khám phá và sáng tạo từ thế giới bên ngoài. Không quá bao bọc con, để trẻ tự có những cái tìm tòi của riêng mình.
- Hình thành thói quen sinh hoạt tốt, có quy tắc cho bé như đi ngủ sớm, dậy sớm và ăn đúng giờ. Đọc truyện cho bé nghe thường xuyên. Đó có thể là những câu chuyện về thiên nhiên, cây cỏ đến truyện cổ tích, tình cảm gia đình, bạn bè,…Các cuốn truyện này có kèm tranh minh họa sinh động, nhằm nâng cao trí tưởng tượng và sáng tạo của bé.
- Cho bé tiếp xúc, làm quen với nhiều người ngoài, đó là những người thân trong gia đình, hay bạn bè của bố mẹ, các bé khác…, để nuôi dưỡng tính xã hội của bé, dạy bé cách tồn tại trong tập thể. Đồng thời cho bé tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi làm từ các chất liệu khác nhau như: mềm, cứng, mịn, thô… để trẻ phát triển giác quan và kỹ năng.
- Thường xuyên nói với con bằng những tính từ giàu cảm xúc, thể hiện sự ngạc nhiên, cảm thán, biểu cảm trước những cái đẹp, cái hay nhằm nuôi dưỡng năng lực cảm thụ cho con. Luôn động viên khuyến khích con trước mọi khó khăn thử thách, nuôi dưỡng sự tự tin và cố gắng trong bé.
- Đừng đồng ý mua mọi món đồ chơi trẻ thích mà chỉ nên mua một vài món đồ chơi cho bé. Bé sẽ phải vận dụng sức sáng tạo để phát minh ra những trò chơi mới với vài đồ chơi đã có.
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật
Đối với những người mẹ Nhật, họ sẽ không đợi khi trẻ có nhận thức hoàn chỉnh mới dạy dỗ. Mà họ sẽ rèn luyện cho trẻ ngay từ khi trẻ mới chào đời. Ở giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, bé đã có khả năng tiếp nhận thông tin khổng lồ, bởi thế các mẹ rất chú trọng đến việc phát triển các giác quan cho trẻ. Đây sẽ là tiền đề cơ bản để trẻ có kĩ năng, sáng tạo và tiếp thu tốt về sau này.
Cách kích thích thị giác cho bé
Giao tiếp bằng mắt với bé: Khi gần bé, cha mẹ có thể mở to mắt nhìn thẳng vào mắt con. Đối với các bé sơ sinh thì việc được đối diện với khuôn mặt cha mẹ trong những ngày đầu đời là vô cùng quan trọng. Mỗi lần nhìn chăm chăm vào mẹ là bé đã xây dựng được hình ảnh về bố mẹ trong trí nhớ của trẻ.
Giao tiếp với trẻ qua cử chỉ nét mặt: Cha mẹ có thể sử dụng các cử chỉ nét mặt khác nhau để giao tiếp với con. Đó có thể là gương mặt vui vẻ, ngạc nhiên, hài hước, ngạc nhiên… Theo nhiều nghiên cứu thì bé 2 ngày tuổi có thể bắt chước những cử động nét mắt của cha mẹ. Và sao chép các cử chỉ đó là một cách thú vị để bé học hỏi và tư duy.
Để cho bé phản ứng: Bé có thể nhìn chằm chằm vào một bức ảnh của bé. Và bé có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương, hay một hình ảnh dễ thương, bé sẽ cực kì thích thú và cười vui vẻ với hình ảnh đó.
Hình thành tư duy về sự khách biệt cho bé: Giơ ra trước mặt bé với khoảng cách 20cm hai hình ảnh khác nhau. Đó có thể là một bức ảnh cái cây, bức còn lại là bức ảnh khuông mặt trẻ em. Bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn tiền đề cho nhận biết chữ số và tập đọc về sau.
Giao tiếp với trẻ qua cử chỉ nét mặt: Cha mẹ có thể sử dụng các cử chỉ nét mặt khác nhau để giao tiếp với con. Đó có thể là gương mặt vui vẻ, ngạc nhiên, hài hước, ngạc nhiên… Theo nhiều nghiên cứu thì bé 2 ngày tuổi có thể bắt chước những cử động nét mắt của cha mẹ. Và sao chép các cử chỉ đó là một cách thú vị để bé học hỏi và tư duy.
Để cho bé phản ứng: Bé có thể nhìn chằm chằm vào một bức ảnh của bé. Và bé có thể nghĩ đó là một em bé dễ thương, hay một hình ảnh dễ thương, bé sẽ cực kì thích thú và cười vui vẻ với hình ảnh đó.
Hình thành tư duy về sự khách biệt cho bé: Giơ ra trước mặt bé với khoảng cách 20cm hai hình ảnh khác nhau. Đó có thể là một bức ảnh cái cây, bức còn lại là bức ảnh khuông mặt trẻ em. Bé sơ sinh cũng có tư duy phân biệt, đây là giai đoạn tiền đề cho nhận biết chữ số và tập đọc về sau.
Trò chuyện và vui đùa cùng trẻ
Trong cách dạy con của người Nhật, việc vui đùa và thường xuyên trò chuyện cùng trẻ là điều vô cùng quan trọng.
Bập bẹ nói chuyện cùng con và chờ con đáp lại: Khi nói chuyện với con, nên có những quãng nghỉ để bé có cơ hội đáp lại cuộc trò chuyện đó. Ban đầu có thể bé sẽ hóng câu chuyện của bạn và đáp lại bằng những nụ cười thích thú, hoặc những tiếp bập bẹ. Thời gian sau, bé sẽ biết bắt nhịp cùng câu chuyện của bạn, và rút ngắn khoảng trống khi trả lời.
Đa dạng về giọng điệu khi nói chuyện với bé: Trẻ rất thích nghe giọng của cha mẹ. Những âm thanh trầm bổng, ấm áp, hoặc đôi khi đổi giọng thì thầm tạo những âm thanh vui nhộn cũng khiến trẻ thích thú và thu hút trẻ.
Hát cho bé nghe: Cha mẹ có thể hát các bài hát khác nhau cho bé nghe, đa dạng về các thể loại bài hát và thể loại càng tốt. Hoặc cũng có thể tự sáng tạo ra những giai điệu, vần thơ của riêng mình để đọc và hát cho bé nghe. Một nghiên cứu cho thấy, làm quen với âm nhạc giúp bé tư duy tốt toán học sau này.
Dạy bé nhân – quả: Khi bạn báo với con: “Mẹ sẽ bật đèn” rồi bật công tắc đèn có nghĩa là bạn đã dạy bé về nguyên nhân – hệ quả.
Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là cách kích thích sự hài hước trong bé. Bạn có thể cù bé dưới chân, dưới cằm hay cù vào tay sẽ khiến trẻ cười…
Dạy bé khi thay tã: Bạn có thể vừa thay tã cho bé vừa dạy bé về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo. Bé sẽ dần được tìm hiểu và tò mò hơn về cơ thể của mình.
Nói không với tivi: Sự phát triển não bộ của trẻ trong những tháng đầu đời khôn phụ thuộc vào tivi. Không cần thiết có sự có mặt của tivi trong sự phát triển của trẻ. Chỉ có sự “đầu tư” và cố gắng của cha mẹ trẻ, mới giúp trẻ có sự phát triển toàn diện nhất.
Đừng quên nghỉ ngơi: Hãy dành vài phút mỗi ngày ngồi trên sàn nhà hoặc ngồi cùng bé. Không có âm nhạc, không có các món đồ chơi, chỉ đơn giản có bạn và bé. Bé sẽ ngắm nhìn và ghi nhớ các đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
Bập bẹ nói chuyện cùng con và chờ con đáp lại: Khi nói chuyện với con, nên có những quãng nghỉ để bé có cơ hội đáp lại cuộc trò chuyện đó. Ban đầu có thể bé sẽ hóng câu chuyện của bạn và đáp lại bằng những nụ cười thích thú, hoặc những tiếp bập bẹ. Thời gian sau, bé sẽ biết bắt nhịp cùng câu chuyện của bạn, và rút ngắn khoảng trống khi trả lời.
Đa dạng về giọng điệu khi nói chuyện với bé: Trẻ rất thích nghe giọng của cha mẹ. Những âm thanh trầm bổng, ấm áp, hoặc đôi khi đổi giọng thì thầm tạo những âm thanh vui nhộn cũng khiến trẻ thích thú và thu hút trẻ.
Hát cho bé nghe: Cha mẹ có thể hát các bài hát khác nhau cho bé nghe, đa dạng về các thể loại bài hát và thể loại càng tốt. Hoặc cũng có thể tự sáng tạo ra những giai điệu, vần thơ của riêng mình để đọc và hát cho bé nghe. Một nghiên cứu cho thấy, làm quen với âm nhạc giúp bé tư duy tốt toán học sau này.
Dạy bé nhân – quả: Khi bạn báo với con: “Mẹ sẽ bật đèn” rồi bật công tắc đèn có nghĩa là bạn đã dạy bé về nguyên nhân – hệ quả.
Cù ngón chân của bé: Tiếng cười là cách kích thích sự hài hước trong bé. Bạn có thể cù bé dưới chân, dưới cằm hay cù vào tay sẽ khiến trẻ cười…
Dạy bé khi thay tã: Bạn có thể vừa thay tã cho bé vừa dạy bé về tên các bộ phận trên cơ thể hoặc các loại quần áo. Bé sẽ dần được tìm hiểu và tò mò hơn về cơ thể của mình.
Nói không với tivi: Sự phát triển não bộ của trẻ trong những tháng đầu đời khôn phụ thuộc vào tivi. Không cần thiết có sự có mặt của tivi trong sự phát triển của trẻ. Chỉ có sự “đầu tư” và cố gắng của cha mẹ trẻ, mới giúp trẻ có sự phát triển toàn diện nhất.
Đừng quên nghỉ ngơi: Hãy dành vài phút mỗi ngày ngồi trên sàn nhà hoặc ngồi cùng bé. Không có âm nhạc, không có các món đồ chơi, chỉ đơn giản có bạn và bé. Bé sẽ ngắm nhìn và ghi nhớ các đồ đạc, cảnh vật xung quanh.
Cách để phát triển thể chất cho trẻ mà các bà mẹ Nhật áp dụng trong cách nuôi dạy con
Nằm chơi cùng bé: Bạn có thể nằm xuống sàn, để bé leo trèo và bò trên bụng mẹ. Hoặc để bé chơi đùa trên thảm đồ chơi với nhiều họa tiết và màu sắc thú vị, đặc sắc. Với cách này sẽ giúp bé tăng kỹ năng phối hợp tay mắt và giải quyết, xử lí vấn đề.
Xây dựng chướng ngại vật – tăng kĩ năng vận động cho bé: Bạn đặt đệm Sofa, gối hoặc hộp mềm, đồ chơi trên sàn nhà, tiếp đến là chỉ cách cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng bế bé lên cao rồi hạ xuống, giống như cho bé chơi tàu lượn. Nhưng tuyệt đối không được rung hoặc lắc bé, như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bé.
Dạy bé bò theo mẹ: Mẹ sẽ bò phía trước, thay đổi tốc độ nhan chậm khác nhau để bé bò theo. Sau đó dừng lại ở một điểm chơi thú vị hoặc dừng lại cưng nựng, chơi đùa cùng bé.
Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách cho mẹ thấy rằng bé thích chơi trò chơi gì, và mẹ hãy làm theo dẫn dắt của bé. Cùng chơi trò chơi mà bé thích, đùa, cười cùng bé. Để bé phát triển trí tuệ cũng như thể chất.
Xây dựng chướng ngại vật – tăng kĩ năng vận động cho bé: Bạn đặt đệm Sofa, gối hoặc hộp mềm, đồ chơi trên sàn nhà, tiếp đến là chỉ cách cho bé làm thế nào để bò trên, dưới và xung quanh các đồ vật. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng bế bé lên cao rồi hạ xuống, giống như cho bé chơi tàu lượn. Nhưng tuyệt đối không được rung hoặc lắc bé, như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bé.
Dạy bé bò theo mẹ: Mẹ sẽ bò phía trước, thay đổi tốc độ nhan chậm khác nhau để bé bò theo. Sau đó dừng lại ở một điểm chơi thú vị hoặc dừng lại cưng nựng, chơi đùa cùng bé.
Khi bé lớn hơn, bé sẽ biết cách cho mẹ thấy rằng bé thích chơi trò chơi gì, và mẹ hãy làm theo dẫn dắt của bé. Cùng chơi trò chơi mà bé thích, đùa, cười cùng bé. Để bé phát triển trí tuệ cũng như thể chất.
Dạy bé khám phá môi trường – cách nuôi dạy con của những bà mẹ Nhật
Chia sẻ cảnh quan: Khi bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ ra ngoài, bạn hãy tường thuật cho bé những gì mẹ nhìn thấy. Chẳng hạn như “ôi, con chó con đáng yêu kìa”, “bông hoa này đẹp quá”, “cái cây kia to quá”, “con có thấy chiếc ô tô kia không?”, “con có thích xe buýt không”… Cách này giúp bé xây dựng vốn từ hiệu quả, đồng thời cũng giúp bé hiểu hơn về các cảnh vật xung quanh.
Bạn có thể đưa con tới siêu thị, đi mua sắm. Tại đây có các gian hàng, âm thanh và màu sắc sôi động, đa dạng cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.
Đôi khi bạn cũng cần thay đổi cảnh quan cho bé. Có thể chuyển chỗ bàn ăn của bé, hay chuyển chỗ ngồi trên bàn ăn để trẻ ghi nhớ được vị trí món ăn trên bàn. Đồng thời cũng giúp trẻ tiếp xúc với mọi thứ ở nhiều góc độ, hình thành thói quen có góc nhìn đa chiều.
Bạn có thể đưa con tới siêu thị, đi mua sắm. Tại đây có các gian hàng, âm thanh và màu sắc sôi động, đa dạng cũng giúp bé học hỏi nhiều điều.
Đôi khi bạn cũng cần thay đổi cảnh quan cho bé. Có thể chuyển chỗ bàn ăn của bé, hay chuyển chỗ ngồi trên bàn ăn để trẻ ghi nhớ được vị trí món ăn trên bàn. Đồng thời cũng giúp trẻ tiếp xúc với mọi thứ ở nhiều góc độ, hình thành thói quen có góc nhìn đa chiều.
Chơi cùng con để con phát triển về cảm xúc và sáng tạo
Gây ngạc nhiên cho bé: Sau đấy, làm bé thỏa thích bằng cách thổi nhẹ vào lông mày, cánh tay, cổ hay bụng của bé.
Giấu và tìm: Lấy 3 hộp nhựa rỗng, giấu một đồ chơi nhỏ bé dưới một hộp nhựa. Thả 3 hộp nhựa vào một hộp bìa cứng và xem bé tìm đồ chơi thế nào.
Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé.
Chơi ú òa: Trò chơi này mang tới tiếng cười khúc khích cho bé. Bé sẽ biết các đối tượng sẽ biến mất và trở lại thế nào.
Bé thả - mẹ nhặt: Bé có thể thích thả đồ chơi xuống sàn khi đang ngồi trên một chiếc ghế cao. Sau đó, mẹ sẽ nhặt giúp bé.
Dạy bé về chất liệu, tiền đề cho bé học hỏi sau này
Nếu bé thích nghịch các đồ trong gia đình, chẳng hạn như thích kéo khăn giấy ở hộp giấy ăn, thì hãy cứ để trẻ làm vậy. Chúng sẽ khám phá được chất liệu mềm của giấy được kéo ra khỏi hộp. Sau đó bạn sẽ giấu một số các món đồ chơi nhỏ, cứng vào hộp khăn giấy để trẻ tự tìm ra. Nhằm giúp bé phát hiện ra sự khác nhau giữa các chất liệu.
Để bé chạm vào nhiều thứ khác nhau, đưa bé đi dạo và cầm tay bé chạm vào các vật dụng, đồ dùng, quang cảnh xung quanh, những món đồ an toàn.
Để bé chạm vào nhiều thứ khác nhau, đưa bé đi dạo và cầm tay bé chạm vào các vật dụng, đồ dùng, quang cảnh xung quanh, những món đồ an toàn.
Dạy bé ngôn ngữ và đếm – cách dạy con hoàn hảo
Mỗi tuần sẽ dạy bé một chữ cái khác nhau, dạy bé cách tự lập và tự học. Bạn có thể cho bé tự đếm, tự tìm hiểu số hình khối, hay số lượng của các vật xung quanh. Tự đếm ngón tay bé, ngón chân và nhiều thứ khác. Hình thành tư duy logic cho trẻ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu chúng được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ. Mẹ hãy đọc sách cho chúng nghe thường xuyên, tạo sự thích thú cho chúng. Cùng bé đi mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.
Các nhà nghiên cứu tin rằng, bé 8 tháng có thể hiểu được trình tự của câu chuyện nếu chúng được nghe 2-3 lần liên tiếp. Điều này được tin là sẽ giúp bé học tốt ngôn ngữ. Mẹ hãy đọc sách cho chúng nghe thường xuyên, tạo sự thích thú cho chúng. Cùng bé đi mua sách và tìm những cuốn sách thú vị.
Kích thích trí nhớ cho bé – bí quyết dạy con thông minh kiểu Nhật
Đêr giúp trẻ nhớ hãy giữ lại những bức ảnh họ hàng, người thân và chỉ cho bé từng người trong bức ảnh là ai. Để bé có thể lưu giữ được hình ảnh của người thân trong kí ức.
Sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, sẽ đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm của từng loài, kể những câu chuyện về từng con. Trẻ sẽ nhớ được các con vật đó và đặc điểm của chúng, nhận dạng được chúng dễ dàng hơn.
Trên đây là những cách dạy con thông minh ngay từ khi lọt lòng của các bà mẹ Nhật. Trẻ mới sinh ra trong những tháng đầu đời có thể tiếp thu được lượng kiến thức mà bạn không thể ngờ tới. Do đó có thể giúp bé hình thành tư duy sáng tạo ngay từ lúc này. Đừng bất ngờ với những gì trẻ có thể làm được, bởi mỗi đứa trẻ đều là thiên tài, chỉ cần bạn tạo đòn bẩy hoàn hảo cho chúng.
Sưu tập những hình động vật và tạo thành một cuốn album. Sau đó, sẽ đọc lại cho bé nghe, gọi tên, mô tả đặc điểm của từng loài, kể những câu chuyện về từng con. Trẻ sẽ nhớ được các con vật đó và đặc điểm của chúng, nhận dạng được chúng dễ dàng hơn.
Trên đây là những cách dạy con thông minh ngay từ khi lọt lòng của các bà mẹ Nhật. Trẻ mới sinh ra trong những tháng đầu đời có thể tiếp thu được lượng kiến thức mà bạn không thể ngờ tới. Do đó có thể giúp bé hình thành tư duy sáng tạo ngay từ lúc này. Đừng bất ngờ với những gì trẻ có thể làm được, bởi mỗi đứa trẻ đều là thiên tài, chỉ cần bạn tạo đòn bẩy hoàn hảo cho chúng.
Dương
Mozano
Tin mới hơn
Tin cũ hơn